Trường Vũ | 24.11.2022
Trái phiếu và cổ phiếu là loại chứng khoán được các doanh nghiệp sử dụng để huy động vốn. Hai hình thức này có những ưu và nhược điểm riêng. Vậy khi nào doanh cần phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu khi huy động vốn? Cùng Cen X Space tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Khi vận hành một công ty, các doanh nghiệp cần có nguồn vốn lớn. Nguồn vốn này có thể là nguồn vốn được huy động từ bên ngoài cũng có thể là bên trong nội bộ công ty. Trong số các cách thức huy động vốn hiện có, thì huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu hay trái phiếu là một trong những cách thức phổ biến nhất của các công ty thường áp dụng.
Phát hành cổ phiếu nhằm mục đích huy động các nguồn vốn từ phía bên ngoài.
Dưới đây là một số yêu cầu mà doanh nghiệp cần đáp ứng khi muốn phát hành cổ phiếu:
- Thứ nhất về vốn điều lệ: Trong thời điểm đăng ký chào bán, mức vốn điều lệ đã góp của công ty phải đạt từ 10 tỷ đồng trở lên.
- Thứ hai về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty: Doanh nghiệp cần phải có lợi nhuận trong năm liền trước của năm đăng ký chào bán, bên cạnh đó tính đến thời điểm năm đăng ký để chào bán thì công ty cũng không được có lỗ lũy kế.
- Thứ ba về cách thức phát hành và kế hoạch sử dụng vốn sau khi thu được từ việc chào bán: Phải được Đại hội đồng thông qua trước đó.
Ưu điểm:
Nhược điểm:
3. Ưu và nhược điểm khi phát hành trái phiếu
Doanh nghiệp được phát hành trái phiếu khi nào?
Theo nghị định 153/2020/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 31/12/2020 về việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp, các công ty được phép phát hành trái phiếu phải là các công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần. Ngoài ra, những công ty cần đáp ứng các điều kiện về tiêu chuẩn được thành lập và hoạt động dựa trên luật pháp Việt Nam.
Điều kiện phát hành trái phiếu
Trong nghị định 155/2020, ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2020 đã ghi rõ các yêu cầu khi phát hành trái phiếu doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện như sau:
- Mức vốn điều lệ: Đạt từ hơn 30 tỷ đồng được tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán tại thời điểm đăng ký chào bán
- Lợi nhuận kinh doanh: Hoạt động kinh doanh của năm liền kề trước năm đăng ký chào bán phải có lãi. Đồng thời, tính đến năm đăng ký chào bán phải không có lỗ luỹ kế và không có khoản nợ phải trả quá hạn trên 1 năm,
- Có các cam kết về quyền lợi và nghĩa vụ rõ ràng: Thực hiện nghĩa vụ của tổ chức phát hành với nhà đầu tư, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư.
- Hoạt động đúng với quy định của pháp luật: Công ty phát hành trái phiếu không thuộc các trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức phát hành phải được xếp hạng tín nhiệm bởi tổ chức xếp hạng do Bộ Tài Chính cấp giấy chứng nhận.
Ưu điểm phát hành trái phiếu
Khi một doanh nghiệp quyết định thực hiện hình thức huy động vốn bằng cách phát hành trái phiếu, việc này cũng đồng nghĩa là tăng nợ cho công ty. Tuy nhiên với hình thức này, công ty cổ phần có thể huy động được một lượng vốn cần thiết. Bên cạnh đó doanh nghiệp sẽ không bị người cho vay kiểm soát chặt chẽ so với các hình thức vay vốn khác.
Nhược điểm khi phát hành trái phiếu
Trên đây là một số ưu và nhược điểm khi doanh nghiệp phát hành trái phiếu và cổ phiếu. Mong rằng những thông tin mà Cen X Space mang lại sẽ giúp doanh nghiệp có thể quyết định phát hành trái phiếu hay cổ phiếu. Hãy theo dõi trang Cen X Space để nhận được các bài viết mới nhất về cổ phiếu, chứng khoán.