Giá cổ phiếu và các phương pháp định giá cổ phiếu

Trường Vũ | 21.02.2023

Định giá cổ phiếu là tìm giá trị thực hay giá trị nội tại của một cổ phiếu, giúp nhà đầu tư đưa ra nhận định về mức độ tăng giảm tiềm năng của một mã cổ phiếu nhất định. Từ đó, các nhà đầu tư dựa lên để làm căn ra quyết định đầu tư. 

 

Một số cách định giá cổ phần thường, định giá cổ phiếu

 

 

Hiện nay có rất nhiều các cách để định giá cổ phiếu đang được các nhà đầu tư áp dụng trên thị trường. Trên đây là một số phương pháp định giá cổ phiếu được áp dụng nhiều nhất:

Chiết khấu dòng tiền

Giá trị của doanh nghiệp nào cũng có thể được xác định bởi dòng tiền ra cũng như dòng tiền vào của nó. Nhờ vậy, ta có thể căn cứ để xác định được một phần giá cổ phiếu của doanh nghiệp.

Ta có công thức:

PV = FV / (1 + r)^n

Trong đó:

  • r là chiết khấu, n là số năm 
  • PV(Present Value): Giá trị của cổ phiếu

Nếu là một nhà đầu tư mới thì đây là phương pháp cơ bản nhất mà bạn nên sử dụng.

Nhưng tuy nhiên, công thức này thường ít được các nhà đầu tư lớn áp dụng bởi kết quả chỉ mang tính tham khảo chứ không thể hiện được chính xác giá trị thực của cổ phiếu.

Chiết khấu cổ tức

Ta có công thức:

Chiết khấu cổ tức = Cổ tức bằng tiền /  giá cổ phiếu trên thị trường

Đây là một trong những cách định giá cổ phiếu cơ bản nhất, được nhiều nhà đầu tư mới áp dụng khi chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc định giá.

Phương pháp P/B

Chỉ số P/B (Price to Book Value Ratio (PBR)). Cách tính: Phân tích giá cổ phiếu hiện tại của doanh nghiệp xem gấp bao nhiêu lần so với tài sản được ghi trong báo cáo tài chính.

Công thức: 

P/B = Giá cổ phiếu thị trường / Thư giá của 1 cổ phiếu

Chỉ số P/B phù hợp trong việc định giá các công ty như các công ty đầu tư, công ty tài chính, ngân hàng. Tuy nhiên, không phù hợp của các công ty dịch vụ. Bên cạnh đó, theo các nhà đầu tư cho biết đối với phương pháp này không hữu hiệu đối với những công ty có sức tăng trưởng nhanh.

Phương pháp P/E

Chỉ số P/E hay còn được gọi là PER,viết tắt là Price to Earning Ratio. 

Công thức P/E:

P/E = Giá thị trường / EPS

Trong đó:

  • P ( Market Price): Giá thị trường tại một thời điểm giao dịch
  • EPS(Earning Per Share): Lợi nhuận của cổ phiếu

Các nhân tố tác động đến giá cổ phiếu

Tình hình kinh tế, chính trị

Thông thường, nếu nền kinh tế trong nước và thế giới có sự tăng trưởng, doanh nghiệp cũng sẽ được mở rộng, kinh tế tăng trưởng,.. vì thế mà cổ phiếu cũng gia tăng theo. Nhưng bên cạnh đó, khi nền kinh tế toàn cầu có dấu hiệu xuống dốc do dịch bệnh, khủng hoảng, lạm phát,... và nhiều vấn đề hơn nữa thì khi đó cổ phiếu cũng sụt giảm theo, gây ảnh hưởng đến thị trường chung.

Quy luật cung cầu thị trường

Tại thị trường hiện nay cổ phiếu cũng như hàng hóa, việc một sản phẩm trong hàng hóa được khá nhiều người quan tâm và có nhu cầu mua chúng thì giá cả cũng sẽ tăng. Cổ phiếu cũng như vậy, cổ phiếu nhiều người chọn mua sẽ có giá đắt hơn các cổ phiếu còn lại.

Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Hiệu quả hoạt động kinh doanh là một trong những yếu tố tác động đến giá cổ phiếu khá nhiều. Dựa vào các chỉ số ROE, ROA, P/E,...các nhà đầu tư có thể tìm hiểu và cập nhật được thông tin về các giá cổ phiếu thường xuyên.

Tâm lý nhà đầu tư

Với sự phát triển của công nghệ thông tin hiện nay việc lan truyền các thông tin là rất nhanh. Đặc biệt là khi thị trường thay đổi về giá cả thì thông tin được lan truyền một cách nhanh chóng thậm chí có thể tính bằng giây, bằng phút.

Lãi suất

Lãi suất cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng nhiều tới giá của cổ phiếu. Khi lãi suất tăng, chi phí doanh nghiệp đồng thời sẽ tăng theo. 

 

Trên đây là một số thông tin tìm hiểu về cách định giá cổ phiếu và cách định giá cổ phần thường. Hãy theo dõi Cen X Space để biết thêm nhiều kiến thức thú vị về Kinh doanh - Cổ phiếu nhé!

Tin tức khác

Kết nối với chúng tôi

Thông tin