Giải mã “guu” đầu tư cổ phiếu của năm 2022

Phụng Trâm | 19.01.2022

Năm 2021 đánh dấu sự tăng trưởng mạnh của các thị trường chứng khoán trên khắp thế giới. Tuy nhiên bên cạnh sự xuất hiện của hai biến chủng Covid mới, đây cũng là năm ghi nhận tốc độ lạm phát kỷ lục cũng như các vấn đề cung ứng hay thiếu hụt nguồn lao động. Do đó chứng khoán toàn cầu năm 2022 được các chuyên gia dự báo sẽ tăng trưởng chậm lại nhưng vẫn có nhiều  tiềm năng để đạt tăng trưởng tốt.

 

 

1. Chứng khoán trong năm 2022 sẽ tăng trưởng chậm lại

 

Năm 2021 ghi ấn tượng bằng sự tăng trưởng mạnh mẽ của các thị trường chứng khoán trên toàn thế giới trong bối cảnh nền kinh tế bắt đầu trở lại mở cửa sau thời gian dài chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Bên cạnh sự xuất hiện của hai biến chủng Covid mới, đây cũng là một năm ghi nhận tốc độ lạm phát tăng kỷ lục, bên cạnh đó là rất nhiều vấn đề về chuỗi cung ứng cũng như sự thiếu hụt nguồn lao động.

 

Dựa trên những ghi nhận về thị trường chứng khoán năm 2021, năm nay được nhiều chuyên gia chứng khoán cho rằng vẫn sẽ tăng lên theo xu hướng chung của thị trường toàn cầu tuy nhiên sẽ có sự chậm lại. Khi tăng trưởng kinh tế cũng trở nên chậm hơn, vấn đề lạm phát kéo dài, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) kỳ vọng  sẽ tiến hành việc gia tăng lãi suất vào năm 2022 này.

 

Fed có thể đang áp dụng lập trường diều hâu nhằm mục đích loại bỏ các gói kích cầu được tung ra trong thời điểm toàn thế giới hứng chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 để kìm hãm đà tăng lên của lạm phát.

 

Sau cuộc họp FOMC (tháng 12/2021), báo cáo cho thấy rằng FOMC năm 2022 dự kiến sẽ có ba lần tăng lãi suất, cùng với đó là ba lần tăng lãi suất vào năm 2023, năm 2024 sẽ có hai lần tăng lãi suất, cụ thể mỗi lần tăng lãi suất đều sẽ điều chỉnh ở mức 25 điểm cơ bản.

 

 

Mặc dù thế, các chuyên gia về đầu tư chứng khoán cũng dự đoán là quý đầu của năm 2022 vẫn ít có khả năng tăng ba lần về lãi suất và sớm nhất thì việc tăng lãi suất cũng phải sau quý II mới có thể thực hiện. Vì vậy thời điểm này cũng là thời điểm để các nhà đầu tư cổ phiếu chứng khoán tạm thời nghỉ ngơi và cân nhắc về những giao dịch chứng khoán trong bối cảnh mới.

 

 

2. Tiềm năng tăng trưởng của các loại cổ phiếu ngành khác trong năm 2022

 

Trong bối cảnh được dự đoán có thể diễn ra đó, một số ngành kinh doanh vẫn được giới chuyên gia chứng khoán đánh giá là vẫn có nhiều tiềm năng tăng trưởng vượt trội hơn so với các ngành còn lại trên thị trường. Đặc biệt, các loại cổ phiếu ngành Thương mại điện tử sẽ có sự tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ khi cho đến thời điểm hiện tại, nhu cầu trong ngành này vẫn đang không ngừng gia tăng. Đại dịch Covid-19 tuy để lại nhiều hậu quả nặng nề nhưng xét theo những mặt tích cực, nó cũng góp phần thúc đẩy nhanh công cuộc chuyển đổi số, và đưa ngành Thương mại điện tử lên vị trí hàng đầu.

 

 

Nhìn lại quý I năm 2020, nếu như doanh số của ngành Thương mại điện tử chỉ chiếm khoảng 4,2% tổng doanh số bán lẻ của nước Mỹ thì cho đến đến quý III năm 2021, tỷ lệ doanh số của ngành này đã thay đổi và tăng lên hơn 13% và dự báo sẽ nhanh chóng chiếm tỷ lệ gần 22% vào cuối năm 2024. Có thể thấy rằng sự phát triển của ngành Thương mại điện tử không phải là câu chuyện một sớm một chiều mà là đại diện cho một sự tăng trưởng liên tục và chuyển đổi cơ cấu kinh tế sang nền kinh tế số.

 

Ngành Ngân hàng thì vẫn đang chiếm vị trí rất nổi bật trong nền kinh tế nước Mỹ. Các ngân hàng có lượng vốn hóa nhỏ hơn xứng đáng được các nhà đầu tư cổ phiếu xem xét đầu tư khi nhiều ngân hàng hiện nay đang áp dụng rất nhiều tiến bộ khoa học - công nghệ để hiện đại hóa và nâng cao hiệu suất hoạt động, giao dịch, từ đó làm tăng lợi nhuận của ngành.

 

Đại dịch Covid-19 như một lời nhắc nhở dành cho nền kinh tế nói riêng và chứng khoán nói chung về sự cấp thiết của các phương án, giải pháp chăm sóc sức khỏ cộng đồng. Theo đó, các công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ sinh học cũng nổi lên với hàng loạt công nghệ và giải pháp mới tiên tiến để khống chế tốc độ lây lan của dịch bệnh, nhưng cũng vì thế mà các công ty này trở thành mục tiêu cho các công ty dược phẩm có vốn hóa lớn hơn thâu tóm.

 

HBM Partners cho biết, hoạt động M&A năm 2019 trong nhóm ngành Công nghệ sinh học đã đạt được mức giá trị kỷ lục là 254 tỷ USD. M&A trong ngành công nghệ sinh học vào năm 2022 cũng được dự báo sẽ có khả năng sôi động trở lại.

 

Nhu cầu làm việc, giao tiếp, mua sắm, giao dịch chứng khoán và giáo dục từ xa trong thời kỳ đại dịch vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt đã phát triển hơn bao giờ hết. Các công nghệ mới mang tính cách mạng như AI (trí tuệ nhân tạo), blockchain, robot, an ninh mạng, công nghệ 5G sẽ là những hướng phát triển mũi nhọn và liên tục được nâng cấp để hỗ trợ quá trình chuyển đổi trong xã hội. Các công ty cung cấp công nghệ kể trên cũng sẽ nhờ đó mà được hưởng lợi.

 

 

Nhà phân tích của Briaud Financial Advisors - Matthew McKay dự đoán: Thị trường đàu tư cổ phiếu chứng khoán năm nay sẽ có sự tăng trưởng theo hướng thận trọng hơn nhưng không vì thế mà những cơ hội kiếm tiền sẽ mất đi. Các ngành nổi bật như chăm sóc sức khỏe, dịch vụ tiện ích, cung cấp mặt hàng thiết yếu phục vụ có thể sẽ diễn biến tích cực hơn các nhóm ngành còn lại. Ngoài ra, các quỹ đầu tư về bất động sản cũng có khả năng hoạt động tốt hơn so với trước đó. Cổ phiếu ngành Công nghiệp cũng có thể được hưởng nhiều lợi ích nhờ vào nền kinh tế mạnh mẽ khi Chính phủ đầu tư nhiều hơn vào vấn đề cơ sở hạ tầng và duy trì quốc phòng an ninh.

 

 

Nói chung, sự tăng trưởng của ngành kinh tế trong năm 2022 tuy rằng chậm song các công ty hoạt động trong những lĩnh vực kể trên vẫn sẽ được hưởng lợi từ các chính sách nhằm thúc đẩy kinh tế vĩ mô của nhiều Chính phủ trên toàn thế giới, kéo theo những diễn biến mới cho đầu tư cổ phiếu, giao dịch chứng khoán.

Tin tức khác

Kết nối với chúng tôi

Thông tin