Những điều cần biết khi phát hành trái phiếu doanh nghiệp

Trường Vũ | 14.12.2022

Phát hành trái phiếu doanh nghiệp đang là một cách đầu tư được nhiều người quan tâm bởi tính hấp dẫn của nó. Vậy phát hành trái phiếu là gì? Những điều kiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp tiên quyết là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết ngày hôm nay. 

 

Trái phiếu doanh nghiệp và phát hành trái phiếu là gì? 

 

Trái phiếu doanh nghiệp là loại trái phiếu được phát hành dưới hình thức ghi nợ bởi một doanh nghiệp. Đây có thể là chứng chỉ hoặc bút toán ghi nợ, dữ liệu điện tử. Khi một người mua trái phiếu doanh nghiệp, người đó sẽ có vai trò là chủ nợ và doanh nghiệp kia sẽ là người đi vay. 

 

Doanh nghiệp phải có nghĩa vụ thanh toán cho người mua trái phiếu cả phần gốc và phần lãi. Trong đó, vốn được trả vào ngày đáo hạn và lãi suất được trả theo kỳ hạn.

 

 

Còn phát hành trái phiếu là gì? Đây là hoạt động được quy định trong luật pháp của Việt Nam. Ở đó, doanh nghiệp phát hành trái phiếu được phải có thời gian hoạt động ít nhất 01 năm kể từ thời điểm có giấy phép đăng ký kinh doanh. Tổ chức cần đảm bảo khả năng thanh toán cả gốc lẫn lãi trái phiếu trong các lần phát hành ở 03 năm liên tiếp gần nhất. Đồng thời, nhu cầu phát hành và các quy định khác được cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi công bố ra công chúng. 

 

Vì sao doanh nghiệp lại cần phát hành trái phiếu?

 

Trái phiếu doanh nghiệp là một sản phẩm mà các doanh nghiệp phát hành nhằm mục đích kêu gọi vốn từ cộng đồng. Khi các nhà đầu tư mua và sở hữu trái phiếu doanh nghiệp thì đồng thời cũng là đang cho doanh nghiệp vay tiền với mức lãi suất được niêm yết có kỳ hạn. Vì thế, khi doanh nghiệp cần gọi vốn, họ sẽ phát hành trái phiếu để vay tiền và trả lại theo kỳ hạn từ các nhà đầu tư. 

 

Thông qua đầu tư trái phiếu doanh nghiệp này, các nhà đầu tư sẽ nhận được tiền lãi cố định theo quy ước từ lãi suất. Sau khi đáo hạn thành công, nhà đầu tư sẽ được nhận tiền vốn về và có thể chuyển sang hình thức đầu tư khác hoặc tiếp tục mua trái phiếu. 

 

Nói chung lại, qua những lí do trên, mục đích phát hành trái phiếu là gọi vốn Thông qua phương pháp này, thay vì phải đi kêu gọi vốn từ các nhà đầu tư hoặc vay vốn ngân hàng, doanh nghiệp có thể tập hợp vốn của nhiều người trong một thời gian dài cố định.

 

Song song với đó, các doanh nghiệp cần phải có nghĩa vụ trả lại đúng cam kết cho những người sở hữu trái phiếu và hoàn trả lại phần vốn khi đáo hạn. 

 

 

Những điều kiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp

 

Những doanh nghiệp như thế nào thì được phát hành trái phiếu? 

 

Theo nghị định 153/2020/NĐ-CP về việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp được Chính phủ ban hành vào ngày 31/12/2020, các doanh nghiệp phát hành trái phiếu phải là các đơn vị công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn. Ngoài ra, các công ty này cần phải được thành lập và hoạt động dựa trên luật pháp Việt Nam. 

 

Ngoài ra, các tổ chức hoặc cá nhân có liên quan tới hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp cũng được cho phép phát hành. Với trường hợp của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực chứng khoán, xổ số, ngân hàng, doanh nghiệp của nhà nước thì cũng cần phải thực hiện đúng các quy định của chuyên ngành ngoài việc phải tuân theo quy định phát hành trái phiếu thông thường.

  

Về điều kiện phát hành trái phiếu

 

Các quy định được làm rõ trong nghị định 155/2020 (ban hành ngày 30/12/2020). Cụ thể như sau:

 

  • Hoạt động kinh doanh của năm liền trước thời gian đăng ký chào bán phải có sinh lời. Bên cạnh đó, tính đến năm đăng ký phải không có lỗ lũy kế và các khoản nợ phải trả bị quá hạn trên 1 năm. 
  • Có phương án phát hành, sử dụng và trả nợ vốn thu từ các đợt chào bán được Hội đồng quản trị/Đại hội đồng cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty thông qua.
  • Có mức vốn điều lệ tại thời điểm đăng ký chào bán đạt từ hơn 30 tỷ đồng trở lên, được tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán.
  • Tổ chức phát hành không thuộc diện các đối tượng/trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật.
  • Tổ chức phát hành phải được xếp hạng tín nhiệm bởi tổ chức xếp hạng do Bộ Tài chính cấp giấy chứng nhận.
  • Có công ty chứng khoán thực hiện tư vấn phát hành trái phiếu doanh nghiệp, trừ trường hợp đơn vị phát hành cũng là công ty chứng khoán. 
  • Có cam kết thực hiện nghĩa vụ của tổ chức phát hành với nhà đầu tư, đảm bảo lợi ích và quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư. 

 

 

Các quy định phát hành trái phiếu doanh nghiệp là gì?

 

Đầu tiên là quy định về mệnh giá tối thiểu khi phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong nước là 100.000 VNĐ đối với 1 trái phiếu. Các mệnh giá khác buộc phải là bội số của giá trị này. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể phát hành trái phiếu cho các cá nhân, tổ chức ở trong và ngoài nước. Tuy nhiên, các tổ chức ở Việt Nam không được sử dụng ngân sách cũng như kinh phí của nhà nước để phục vụ việc đầu tư. 

 

Thứ hai, quy định về lãi suất trái phiếu. Doanh nghiệp có thể quy định mức lãi suất cố định hoặc lãi suất thả nổi theo thị trường. Hoặc trường hợp khác là lựa chọn kết hợp giữa lãi suất thả nổi và cố định. Trong đó, doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm công bố và công khai cơ sở xác định mức lãi suất cho các nhà đầu tư mua trái phiếu. Đồng thời doanh nghiệp phát hành trái phiếu này phải có quy định, hồ sơ và cam kết về trả lãi cũng như hoàn vốn cho người mua trái phiếu. Bên mua trái phiếu chỉ được thực hiện phát hành khi đôi bên đều cam kết thực hiện đúng nghĩa vụ trong suốt quá trình nhà đầu tư sở hữu trái phiếu.

 

Cuối cùng, về quy trình phát hành trái phiếu. Doanh nghiệp muốn phát hành trái phiếu ra công chúng thì cần thực hiện qua 3 bước:

  • Lập phương án phát hành trái phiếu
  • Chuẩn bị hồ sơ phát hành
  • Doanh nghiệp cần thực hiện công bố đầy đủ thông tin với các nhà đầu tư đăng ký mua và gửi nội dung công bố cho Sở giao dịch chứng khoán (trong thời hạn 1 ngày làm việc trước khi phát hành trái phiếu).

 

Trên đây là một số thông tin về những điều cần biết khi phát hành trái phiếu doanh nghiệp cho các nhà đầu tư. Hãy theo dõi Cen X Space để tìm hiểu thêm nhiều kiến thức thú vị về Kinh doanh - Cổ phiếu nhé!

Tin tức khác

Kết nối với chúng tôi

Thông tin