Phân loại các cổ đông trong công ty cổ phần

Trường Vũ | 21.02.2023

Định nghĩa Cổ đông là cá nhân, tổ chức mua và sở hữu một hoặc nhiều cổ phần của công ty cổ phần. Vậy cổ đông chính là tổ chức, cá nhân sở hữu cổ phần của công ty cổ phần và được công ty chia lợi nhuận dưới hình thức trả cổ tức.

Phân loại cổ đông

Luật doanh nghiệp chia cổ đông thành 3 loại chính tương ứng với các loại cổ phần hiện nay bao gồm:

Cổ đông sáng lập

Là cá nhân, tổ chức sở hữu ít một cổ phần phổ thông và có chữ ký trong danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần. Dễ hiểu hơn, cổ đông sáng lập chính là đầu tiên đứng ra góp vốn thành lập công ty cổ phần, sở hữu những cổ phần phổ thông đầu tiên trong công ty cổ phần.

Các cổ đông sáng lập cần phải đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp.

Cổ đông phổ thông

Hầu như công ty cổ phần nào cũng cần phải có cổ phần phổ thông. Cổ đông phổ thông chính là người được sở hữu cổ phần phổ thông

Cổ đông ưu đãi

  • Cổ đông ưu đãi biểu quyết: Là cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết và có số phiếu biểu bầu nhiều hơn so với cổ phần phổ thông. Trong đó số phiếu bầu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi là do Điều lệ công ty quy định.

Ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập có hiệu lực trong 03 năm, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập được chuyển đổi thành cổ phần phổ thông sau 3 năm.

  • Cổ đông ưu đãi cổ tức: Là cổ đông được sở hữu cổ phần trả cổ tức với mức cao hơn so với mức cổ tức của cổ phần phổ thông hoặc so với mức thu nhập ổn định hàng năm
  • Cổ đông ưu đãi hoàn lại: Là cổ đông sở hữu cổ phần được công ty hoàn lại vốn theo yêu cầu của người sở hữu hoặc theo các điều kiện được ghi.

Mua bao nhiêu cổ phiếu thì thành cổ đông ? 

Để trở thành cổ đông chỉ cần không khó. Sở hữu từ 05% cổ phần đã có thể triệu tập cuộc họp Đại hội đồng cổ đông; Từ 10% có quyền để cử người vào Hội đồng ban quản trị, Ban kiểm soát; Cổ đông sở hữu trên 50% có quyền thông qua hầu hết các nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.

 

Tóm lại, các cổ đông có quyền kiểm soát công ty theo các mức độ khác nhau được chia ra làm nhiều loại, cụ thể như:

- Sở hữu từ 05% cổ phần: có quyền triệu tập Đại hội đồng cổ đông bất thường trong trường hợp Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm soát vi phạm quyền và nghĩa vụ của mình;

- Sở hữu từ 10% cổ phần: có quyền đề cử người vào Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát

- Sở hữu từ 50% tổng số cổ phần trở lên: Có quyền thông qua nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông. Chỉnh sửa, và có quyền bầu cũng như bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên. Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại bên cạnh đó còn được quyền chào bán; quyết định mức cổ tức hằng năm của từng loại cổ phần.

- Để trở thành cổ đông sáng lập thì cần phải đăng ký mua ít nhất 20% cổ phần phổ thông tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp.

Trên đây là một số thông tin về vấn đề mua cổ đông và cách phân loại các cổ đông trong công ty cổ phần. Hãy tiếp tục theo dõi website Cen X Space để cập nhật những tin tức Kinh doanh - Cổ phiếu mới nhất nhé!

 

Tin tức khác

Kết nối với chúng tôi

Thông tin