Phát hành cổ phiếu là gì? Những điều kiện phát hành cổ phiếu

Trường Vũ | 14.12.2022

Trên thực tế, trong việc kinh doanh, đa số mọi người đều biết về khái niệm cổ phiếu và phát hành cổ phiếu. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ và đúng hết được khái niệm này. Vậy thì trong bài viết ngày hôm nay, Cen X Space sẽ cùng các bạn tìm hiểu rõ về phát hành cổ phiếu. 

 

Phát hành cổ phiếu là gì?

 

Trước tiên, cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền sở hữu một hay một số cổ phần của công ty đó (theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020).

 

Vậy nên, phát hành cổ phiếu là hoạt động nhằm huy động vốn điều lệ, lưu ý là chỉ có với công ty cổ phần. Việc tổ chức phát hành bao gồm thực hiện chào bán, phát hành chứng khoán. Tuy nhiên trên thực tế, ngoài các công ty cổ phần thì cũng có trường hợp các công ty TNHH phát hành cổ phiếu riêng lẻ để chuyển thành công ty cổ phần. 

 

Phần vốn bị chia ra, tức cổ phần, của công ty sẽ được các cổ đông chuyển nhượng, mua bán và những người khi mua cổ phần đó sẽ được xác minh quyền sở hữu, chứng nhận đối với phần cổ phần mà họ có được bằng cổ phiếu. 

 

 

Các hình thức phát hành cổ phiếu được chia thành hai loại: chào bán riêng lẻ và chào bán ra công chúng. Cụ thể:

 

Hình thức chào bán chứng khoán riêng lẻ là các phương thức như: chào bán cho dưới 100 nhà đầu tư (không kể tới các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp) hoặc chỉ chào bán cho các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. 

 

Hình thức chào bán chứng khoán ra công chúng là hình thức được thực hiện theo một trong các phương thức như: chào báo cho các nhà đầu tư không xác định, chào bán thông qua phương tiện thông tin đại chúng hoặc chào bán cho từ 100 nhà đầu tư trở lên (không kể tới các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp). 

 

Vai trò, ưu điểm và hạn chế của việc phát hành cổ phiếu

 

Phát hành cổ phiếu là hoạt động có nhiều vai trò đặc biệt đối với chính phủ, doanh nghiệp và cả các nhà đầu tư. Đối với chính phủ, việc phát hành cổ phiếu giúp giải quyết bội chi cho ngân sách nhà nước; huy động nguồn vốn cả trong và ngoài nước; xây dựng cơ sở hạ tầng và thúc đẩy kinh tế phát triển.

 

Đối với các doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu giúp mở rộng sản xuất kinh doanh, thúc đẩy sản xuất phát triển và là một kênh tốt để huy động nguồn vốn hiệu quả. Và đối với các nhà đầu tư, đây là hoạt động hạn chế rủi ro, tăng cơ hội để đánh giá, lựa chọn hàng hóa và có cơ hội tham gia đầu tư góp vốn vào các doanh nghiệp. 

 

 

Việc phát hành cổ phiếu cũng có ưu điểm và nhược điểm khi được thực hiện. 

 

Về mặt ưu điểm, phát hành cổ phiếu sẽ:

 

  • Công ty không phải lo đến vấn đề khi đến kỳ đáo hạn phải trả nợ vì cổ phiếu thường là một loại chứng khoán có vốn không kỳ hạn.
  • Phát hành cổ phiếu thường giúp cho doanh nghiệp tăng thêm số vốn tự có của mình và cũng không bị ràng buộc bởi nghĩa vụ phải trả lợi tức cố định.
  • Khi tình trạng lạm phát xảy ra thì các loại cổ phiếu thường sẽ có sức hấp dẫn. Từ đó giúp hiệu quả đầu tư tối ưu hơn so với các loại cổ phiếu ưu đãi hay trái phiếu khác.

 

Về nhược điểm: 

 

  • Cổ phiếu thường là loại chứng khoán có mức độ rủi ro cao hơn. Chi phí cho việc phát hành cổ phiếu này cũng cao hơn so với cổ phiếu ưu đãi hay trái phiếu. 
  • Trên thực tế, việc phát hành cổ phiếu thường sẽ liên quan đến vấn đề chia sẻ quyền lực cho các cổ đông. Đây là một vấn đề khiến ban quản lý và các cổ đông cũ không mong muốn bởi nó ảnh hưởng tới việc thu nhập từ cổ phần. 

 

Những điều kiện phát hành cổ phiếu trong kinh doanh chứng khoán

 

Dưới đây là một số các điều kiện cơ bản để phát hành cổ phiếu trong kinh doanh.

 

Đầu tiên, có quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua hình thức phát hành cổ phiếu  để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu. 

 

Tiếp theo, có đầy đủ nguồn thực hiện căn cứ báo cáo tài chính được kiểm toán từ các nguồn: quỹ đầu tư phát triển; thặng dư vốn; lợi nhuận sau thuế chưa phân phối; quỹ khác được sử dụng (nếu có) để bổ sung vào vốn điều lệ theo quy định của pháp luật. 

 

Cần chú ý, tổng giá trị các nguồn vốn trên cần phải đảm bảo không quá thấp hơn tổng giá trị vốn cổ phần tăng thêm (theo phương án được Đại hội đồng thông qua). Trong trường hợp công ty phát hành thêm cổ phiếu để tăng thêm vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu thì phải thực hiện báo cáo cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. 

 

 

Ngoài các nguồn quỹ trên, cũng cần chuẩn bị các tài liệu như: báo cáo phát hành cổ phiếu, Quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua phương án phát hành cổ phiếu, quyết định của Hội đồng quản trị thông qua phương án phát hành, báo cáo tài chính gần nhất được kiểm toán theo quy định pháp luật. 

 

Đồng thời cũng cần chuẩn bị tài liệu chứng minh việc điều chuyển lợi nhuận từ các công ty con về công ty mẹ theo hướng dẫn về phân phối lợi nhuận từ chế độ kế toán doanh nghiệp. 

 

Trên đây là một số thông tin cơ bản về phát hành cổ phiếu là gì và các điều kiện phát hành cổ phiếu. Hãy theo dõi Cen X Space để biết thêm nhiều kiến thức thú vị về Kinh doanh - Cổ phiếu quý vị nhé!

Tin tức khác

Kết nối với chúng tôi

Thông tin