Vấn đề truyền thông cho lĩnh vực công nghệ mới

Phụng Trâm | 04.03.2022

Mặc dù đóng một vai trò như những bệ phóng quan trọng đối với các start-up về công nghệ mới vươn xa hơn trên thị trường hiện nay, nhưng giới truyền thông hiện vẫn gặp nhiều khó khăn và thách thức với mảng hoàn toàn mới này.

 

 

Truyền thông trong lĩnh vực của các ngành công nghệ mới đang gặp nhiều khó khăn do tính phức tạp và đặc thù của công nghệ. Chia sẻ trong hội thảo trực tuyến: “Ứng xử của truyền thông với công nghệ tiên phong” vào buổi chiều ngày 5/10, Tổng giám đốc của Qualcomm Việt Nam, Lào và Campuchia - ông Thiều Phương Nam, cho biết rằng những công nghệ mới và đổi mới công nghệ dù chúng mang lại nhiều lợi ích hữu ích, nhưng thật sự không dễ để có thể diễn giải cho phù hợp.

 

“Ví dụ về công nghệ mới 5G hiện nay đang được triển khai và ứng dụng trên toàn thế giới, nhưng để chúng tôi có thể giải thích về ứng dụng công nghệ mới này ra sao cũng như lợi ích của nó mang lại thông qua các kênh truyền thông thì nó luôn luôn là một bài toán vô cùng khó”, ông Nam chia sẻ.

 

 

Trong Khảo sát về người tiêu dùng toàn cầu của Statista vào năm 2020, Việt Nam chúng ta là quốc gia đứng thứ hai về mức độ phổ biến của công nghệ blockchain. Điều đó cũng cho thấy khả năng tiếp cận và quan tâm tới những đổi mới công nghệ của thế hệ nước nhà, có tính cạnh tranh mạnh mẽ với quốc tế. Nếu như nước ta có sự quan tâm đầu tư hợp lý và công tác truyền thông hiệu quả, thì Việt Nam sẽ có thể phát triển hơn trong nhiều lĩnh vực công nghệ mới mang tính dẫn dắt.

 

Trong lĩnh vực khởi nghiệp (start-up), công tác truyền thông được tiến hành hiệu quả sẽ không chỉ dừng lại ở những việc đưa tin hay xoay quanh loạt thông cáo báo chí, hội thảo giới thiệu. Theo Chuyên gia truyền thông quảng cáo kiêm Giám đốc của Global PR Hub, đồng thời cũng là cựu Giám đốc vùng của tờ PRNewswire Vietnam, bà Lê Mai Anh nhận định, hầu hết các start-up công nghệ mới hiện nay tại Việt Nam, nhà sáng lập thông thường sẽ có một ước mơ, tham vọng rất lớn, đó chính là sử dụng tiến bộ của những cập nhật công nghệ mới vượt ra khỏi lãnh thổ Việt Nam và tiếp cận được đến thị trường quốc tế đầy tiềm năng.

 

 

Truyền thông lúc này sẽ đóng vai trò là ngọn cờ tiên phong giúp cho các start-up công nghệ khai phá thị trường rộng hơn. Tuy nhiên, vì sản phẩm công nghệ mới của nhiều start-up vẫn còn rất mới và có tính đặc thù chuyên biệt, do đó người làm về truyền thông cho đối tượng khách hàng này cần học hỏi, nghiên cứu nhiều hơn và thậm chí là sử dụng để có thể “thích nghi” được với những cái mới đó.

 

Vai trò của đội ngũ truyền thông về công nghệ mới không chỉ đơn giản là giới thiệu sản phẩm công nghệ cao đến khách hàng mà còn có nhiệm vụ kiến tạo ra thị trường và môi trường mới để các start-up công nghệ được động viên phát triển hơn. “Bài toán cho người làm truyền thông công nghệ mới bây giờ chính là tìm ra cách làm sao để tương tác với những người tiếp cận nguồn thông tin. Họ có nhiệm vụ phải dẫn dắt người nghe đi qua các hành trình trải nghiệm sản phẩm cụ thể và tùy thuộc nhu cầu của mỗi người”, ông Lê Quốc Vinh - Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc của Tập đoàn Le Invest (Holdings) Corporation nhìn nhận.

 

 

 

Trong giai đoạn từ năm 2021 đến 2025, Thủ tướng Chính phủ cũng đã bổ sung thêm quyết định 188 ban hành vào đầu năm nhằm mục đích mở rộng cho Đề án 844 cũng như tăng cường chiều sâu hệ sinh thái công nghệ mới. Trong mục tiêu xây dựng thành công mạng lưới kết nối hỗ trợ các đơn vị khởi nghiệp sáng tạo của quốc gia, truyền thông chắc chắn có vai trò hết sức quan trọng - vừa giúp khách hàng của doanh nghiệp nâng cao nhận thức, xây dựng một văn hoá khởi nghiệp sáng tạo mới, vừa để truyền tải cho khách hàng những thông điệp, những mô hình ứng dụng đổi mới công nghệ hay, những công nghệ mới mũi nhọn giúp cho thế hệ trẻ trong tương lai có thể tiếp thu và triển khai.

Tin tức khác

Kết nối với chúng tôi

Thông tin