Các nhà khởi nghiệp kinh doanh giỏi sẽ làm những điều này

Phụng Trâm | 17.04.2021

Ai ai cũng hiểu rằng công việc của một chủ doanh nghiệp đa phần là giám sát, hướng dẫn và phân công công việc cho tất cả nhân sự trong công ty. Trong khi đó, không phải nhà lãnh đạo nào cũng đều là người có thể lãnh đạo hoặc đảm nhận trọng trách đó. Nhiệm vụ của một người làm chủ trong doanh nghiệp bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh càng cần lưu tâm. Họ sẽ thay mặt cho Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm về hoạt động của toàn doanh nghiệp cũng như điều hành tất cả công việc diễn ra hàng ngày.

 

Trong thời đại 4.0 đã thu hẹp khoảng cách giữa các CEO và nhân viên. Họ hoàn toàn là những người có thể truyền cảm hứng cho nhân viên của mình để làm việc hiệu quả, hướng tới hoàn thành mục tiêu chung và thúc đẩy công ty ngày càng phát triển bằng những kinh nghiệm, thói quen của mình - thứ tạo nên một nhà khởi nghiệp kinh doanh thành công. Vậy đâu là điều quan trọng mà một người lãnh đạo giỏi thường làm:

 

 

1. Biết phân chia nhiệm vụ và tạo ra mối liên kết

 

Là lãnh đạo của doanh nghiệp khởi nghiệp kinh doanh, có thể sẽ phải đối mặt với hầu hết áp lực từ khách hàng hoặc những quản lý ở cấp cao hơn và bắt buộc phải đạt được kết quả tốt nhất. Điều đó không có nghĩa là lãnh đạo doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về việc đưa ra giải pháp. Việc biết phân chia rõ ràng nhiệm vụ cho từng phòng ban chuyên môn của công ty không chỉ làm giảm bớt gánh nặng cho nhà lãnh đạo mà còn giúp họ cảm thấy giá trị của mình khi được thực hiện những nhiệm vụ quan trọng.

 

 

Dan Peate – nhà sáng lập của Hixme cũng cho rằng các doanh nghiệp khởi nghiệp làm giàu nên xây dựng một nền tảng văn hóa, trong đó các nhân viên không ngại ngần khi chia sẻ ý tưởng hay suy nghĩ riêng của mình. “Công bằng mà nói, hầu hết tất cả các ý tưởng tuyệt vời cùng công thức tạo ra môi trường làm việc tốt chính là phải thúc đẩy sự sáng tạo và khả năng chấp nhận. Quan trọng là thông qua việc này, doanh nghiệp để nhân viên không bị nản lòng nếu ý tưởng của họ bị từ chối, bởi khi một ý tưởng bị từ chối sẽ mở ra nhiều vấn đề, dẫn dắt chúng ta đến điều gì đó tuyệt vời”.

 

 

2. Tránh giao tiếp quá thường xuyên

 

Một trong những vấn đề lớn mà những nhà lãnh đạo kém hiệu quả cho thấy là họ thường xuyên giao tiếp với đội ngũ. Nhiều sự cố trong giao tiếp có thể sẽ dẫn đến nhầm lẫn và xung đột, tốt nhất, nhà lãnh đạo doanh nghiệp khởi nghiệp kinh doanh nên tuyệt đối thận trọng trong cách ăn nói vì chúng ảnh hưởng khá nhiều tới tầm nhìn chiến lược của công ty bạn.

 

Điều nên làm là trò chuyện vừa đủ, có mục đích rõ ràng, tạo ra những phản hồi cởi mở và trung thực sẽ giúp cho các nhân sự cảm thấy được tôn trọng. Điều này góp phần củng cố niềm tin trong tổ chức, là nền tảng cơ bản cho tất cả các mối quan hệ tốt đẹp.

 

 

3. Đo lường với tất cả mọi thứ

 

Mục tiêu cao nhất của một nhà lãnh đạo doanh nghiệp khởi nghiệp kinh doanh là cần làm cho mọi người cùng hỗ trợ lẫn nhau trong công việc để cải thiện. Nhưng chúng ta sẽ không thể cải thiện nếu như không có phương pháp đo lường.

 

 

Đo lường sự tiến bộ của doanh nghiệp là phương pháp tốt nhất của một nhà lãnh đạo nhằm dự đoán những bước cần phải được thực hiện tiếp theo. Tương tự, khi công ty xem xét các chiến lược của mình cũng đều cần có một nhóm được lập nên để cung cấp các chỉ số đo lường, giúp doanh nghiệp khởi nghiệp làm giàu có thể nắm bắt được hiệu quả nếu áp dụng chiến lược ấy vào trong thực tiễn.

 

 

4. Không được phép quên những sai lầm

 

Thất bại có thể là một viên thuốc đắng vô cùng khó nuốt, nhưng nó cũng luôn được cho là là một kinh nghiệm quý báu để giúp những nhà khởi nghiệp kinh doanh đưa ra nhiều quyết định tốt hơn trong các chiến lược phát triển sau này. Các CEO hàng đầu khi nhắc về những thất bại mình từng trải qua đều có suy nghĩ rằng nó rất xứng đáng. Amy Fox – Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành nhận định: “Các nhà lãnh đạo giỏi nhất nên lưu giữ lại tất cả những sai lầm. Đôi khi thay đổi nhỏ nhất có thể tạo ra đột phá không tưởng. Không chỉ vậy, nếu mọi người ai cũng sợ đổi mới, vì sợ sẽ thất bại và phải gánh chịu hậu quả thì đó mới chính là thất bại thật sự của người lãnh đạo. Một bài học hay sẽ không đến từ cái đẹp, mà thường đến từ những sai lầm. Ngại đổi mới chính là một kẻ giết người âm thầm trong công cuộc xây dựng sự phát triển của doanh nghiệp.

 

 

5. Xây dựng khả năng phục hồi cho doanh nghiệp khởi nghiệp kinh doanh

 

Mỗi doanh nghiệp khi khởi nghiệp làm giàu sẽ phải đối mặt với những thách thức khác nhau, một nhà lãnh đạo giỏi buộc phải có trách nhiệm “chèo lái” con thuyền công ty mình vượt qua những sóng gió liên tiếp đó.

 

 

Tom Villante – nhà đồng sáng lập kiêm Chủ tịch và CEO của YapStone cho hay: “Biểu hiện của một nhà lãnh đạo vĩ đại chính là khả năng thích nghi và phục hồi từ những thất bại gặp phải. Sự tập trung và khả năng phục hồi luôn đi liền với nhau. CEO vì phải tập trung vào những chiến lược cũng như mục tiêu dài hạn, nên chắc chắn sẽ luôn gặp những thách thức và trở ngại trên hành trình đó, vì thế có được khả năng phục hồi sẽ giúp nhà lãnh đạo đưa doanh nghiệp tiến xa hơn.".

 

 

Là lãnh đạo của một doanh nghiệp khởi nghiệp kinh doanh, tuy rằng kinh nghiệm có thể sẽ chưa nhiều nhưng với những điều mà Cen X Space tổng hợp và chia sẻ, hy vọng bạn đã có cái nhìn và hiểu về những gì mình cần có để duy trì và phát triển công ty ngày một lớn mạnh.

 

Xem thêm:

6 Lưu ý quan trọng khi lựa chọn địa điểm tổ chức sự kiện tại Hà Nội

Văn phòng hạng A là gì? Các tiêu chuẩn vàng của văn phòng hạng A

Lợi ích của doanh nghiệp khi thuê văn phòng trọn gói

 

Coworking space là gì? Lời khuyên vàng để có mô hình coworking đúng

Tin tức khác

Kết nối với chúng tôi

Thông tin