Hiểu về đổi mới công nghệ và các yếu tố tạo nên ảnh hưởng

Phụng Trâm | 01.05.2021

Đổi mới công nghệ hay còn có tên tiếng Anh là Technological innovation là việc chủ động thay thế một phần quan trọng hoặc toàn bộ các công nghệ đang sử dụng bằng một công nghệ mới khác tiên tiến hơn, hiệu quả hơn. Đổi mới công nghệ có ảnh hưởng như thế nào đến sản xuất và đời sống cũng như chính nó? Mời bạn cùng theo chân Cen X Space trên hành trình tìm hiểu vấn đề này.

 

 

1. Khái niệm đổi mới công nghệ được định nghĩa thế nào?

 

1.1. Khái niệm

 

Đổi mới công nghệ tiếng Anh còn gọi là Technological innovation, chỉ việc chủ động thay thế một phần quan trọng (phần cơ bản, cốt lõi) hay toàn bộ công nghệ hiện đang sử dụng tại đơn vị bằng một công nghệ mới tiên tiến hơn, hiệu quả hơn nhằm cải thiện chất lượng, năng suất và hiệu quả trong công việc. Quá trình đổi mới sẽ tạo ra những sản phẩm khác biệt về nhiều mặt, tạo ra thêm nhiều dịch vụ mới phục vụ nhu cầu của thị trường (đổi mới sản phẩm).

 

 

Đổi mới công nghệ có thể là một phát minh hay một cập nhật công nghệ mới chưa từng xuất hiện trên thị trường công nghệ hiện thời (có thể kể đến phát minh về công nghệ lọc nước nano thay thế cho công nghệ lọc nước RO trước đây). Hoặc đó cũng có thể là ứng dụng công nghệ mới trong điều kiện mới với tổ chức/doanh nghiệp (Đổi mới công nghệ thông qua việc tiếp nhận chuyển giao những tiến bộ về mặt công nghệ).

 

Đổi mới công nghệ đôi khi cũng có thể hiểu là sự đổi mới cách thức mà tổ chức/doanh nghiệp thực hiện các hoạt động của mình và tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới.

 

1.2. Những nội dung cơ bản về đổi mới công nghệ

 

Theo định nghĩa trên, đổi mới công nghệ sẽ bao gồm:

 

  • Đổi mới về mặt quy trình làm việc: Tiến hành đổi mới trong cách thức mà doanh nghiệp vận hành công việc nhằm thúc đẩy quá trình sản xuất, quản lý được thực hiện nhanh chóng hơn, tốt hơn và hiệu quả hơn so với quy trình thủ công. Giống như việc chúng ta đổi mới quy trình nhuộm màu sợi tại một nhà máy dệt; đổi mới quy trình sơ chế, chế biến nguyên liệu tại cơ sở chế biến thủy sản.
  • Đổi mới về trang thiết bị, máy móc: Đổi mới công nghệ còn gồm cả việc đổi mới công cụ, máy móc hỗ trợ con người giải quyết các vấn đề về sản xuất và hoạt động tại doanh nghiệp. Trang thiết bị là một trong những yếu tố cấu thành quan trọng của công nghệ mới. 

 

Mặt khác, đổi mới loạt máy móc, thiết bị, phương tiện sẽ giúp doanh nghiệp, tổ chắc tăng năng suất, tính chính xác và tính hiệu quả trong hoạt động sản xuất. Đổi mới trang thiết bị và công cụ sản xuất thường đi liền với đổi mới về mặt kỹ thuật và phương pháp vận hành do các thiết bị được cập nhật công nghệ mới sẽ có cách sử dụng khác.

 

 

  • Đổi mới về mặt con người: Ở đây đổi mới công nghệ thực hiện trên những kiến thức, ky năng và các tố chất làm nên đạo đức của con người để có thể thích nghi và vận dụng quy trình mới ứng dụng công nghệ mới, sử dụng các trang thiết bị mới linh hoạt và hiệu quả.

 

Con người chính là một yếu tố tiên quyết cấu thành nên quá trình đổi mới công nghệ, con người chịu trách nhiệm vận hành quy trình và sử dụng trang thiết bị ứng dụng các công nghệ mới. Do vậy, bên cạnh đổi mới những quy trình và trang thiết bị để sản xuất hiệu quả, các doanh nghiệp cũng cần nhanh chóng đổi mới về mặt con người, khuyến khích nhân sự học tập nâng cao tri thức nhằm đảm bảo đổi mới công nghệ được thực hiện một cách toàn diện và đồng bộ.

 

 

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến đổi mới công nghệ

 

  • Yếu tố thị trường và khách hàng: Nếu thị trường và nhu cầu của khách hàng ở một dòng sản phẩm bất kỳ được mở rộng thì tất yếu sẽ thúc đẩy việc nhà sản xuất đổi mới công nghệ để làm ra sản phẩm đó.

 

  • Yếu tố nhu cầu của môi trường: Thực tiễn và nghiên cứu cho thấy rằng hầu hết những đổi mới công nghệ hiện nay đều xuất phát từ nhu cầu môi trường. Môi trường bên trong quy định việc thay đổi sản phẩm đòi hỏi cần phải đổi mới công nghệ, thay đổi chiến lược kinh doanh, lĩnh vực hoạt động,... cũng như môi trường bên ngoài, có thể là môi trường vĩ mô như chính trị, pháp luật, kinh tế, xã hội, công nghệ,.... và môi trường ngành như , nhà cung cấp, khách hàng, đối tác, đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp.

  • Sức ép từ các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp: Cạnh tranh có tác dụng thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ, bởi hiện tại có quá nhiều doanh nghiệp cùng kinh doanh về một lĩnh vực khiến cơ hội ngày càng thu hẹp, đơn vị nào cũng muốn đổi mới, ứng dụng các công nghệ mới vào sản xuất để tiếp cận gần hơn tới nhu cầu người dùng. Khi đối thủ cạnh tranh của bạn đổi mới về sản phẩm dịch vụ, hoạt động marketing và chiến lược kinh doanh, ngay lập tức bạn cũng phải hành động nhằm cạnh tranh và phát triển. Nhiều khi tự đổi mới là cách thức duy trì sự tồn tại của doanh nghiệp bạn trên thương trường.

 

  • Các hoạt động nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp: Nghiên cứu và phát triển là mắt xích quan trọng trong quá trình đổi mới công nghệ ở bất cứ đâu. Tính đến nay, trải qua 4 thế hệ mô hình về đổi mới/nghiên cứu và phát triển gồm: Mô hình công nghệ đẩy; Mô hình thị trường và nhu cầu kéo; Mô hình gắn kết; Mô hình liên kết, đều cho chúng ta thấy mối quan hệ hữu cơ giữa hoạt động đổi mới công nghệ và hoạt động nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp. 

 

 

Các doanh nghiệp có tiềm lực lớn về nghiên cứu và phát triển nhờ vào nguồn lực tài chính và nhân lực dồi dào sẽ nhanh chóng đổi mới công nghệ hơn và vươn lên dẫn đầu thị trường. Vì vậy, đổi mới công nghệ chính là xu hướng tất yếu mà các doanh nghiệp sẽ phải thực hiện trên con đường thành công.

 

Xem thêm:

6 Lưu ý quan trọng khi lựa chọn địa điểm tổ chức sự kiện tại Hà Nội

Văn phòng hạng A là gì? Các tiêu chuẩn vàng của văn phòng hạng A

Lợi ích của doanh nghiệp khi thuê văn phòng trọn gói

Coworking space là gì? Lời khuyên vàng để có mô hình coworking đúng

 

Tin tức khác

Kết nối với chúng tôi

Thông tin