Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo rất cần những sự đột phá

Phụng Trâm | 20.04.2021

Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của Việt Nam trong những năm gần đây đang từng bước được hình thành và ngày một phát triển. Các chủ thể bên trong đã tham gia chủ động và tích cực, cùng với hệ thống pháp lý thúc đẩy, hỗ trợ cho hoạt động của các doanh nghiệp trong lĩnh vực hiệu quả. Dự báo trong giai đoạn tới, hệ sinh thái sẽ cần phải có bứt phá mạnh mẽ hơn nữa để đủ khả năng huy động các nguồn lực từ Nhà nước và tư nhân, các nguồn đầu tư nước ngoài, đồng thời tăng cường sự phối hợp giữa các chủ thể trong hệ sinh thái khởi nghiệp đầy tiềm năng này.

 

 

1. Đánh giá của chuyên gia về hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

 

Theo đánh giá của các chuyên gia trong lĩnh vực khởi nghiệp, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của Việt Nam hiện nay đang có đà phát triển mạnh nhờ vào quy mô ngày càng mở rộng của nền kinh tế quốc gia. Năm 2020 vừa qua, thị trường Việt Nam được nhận định là một điểm đến an toàn, thu hút sự quan tâm lớn từ các nhà đầu tư.

 

 

Bà Hoàng Thị Kim Dung - Người đại diện Quỹ đầu tư Nhật Bản (Genesia Ventures) ở Việt Nam cho rằng các nhà đầu tư trên thế giới đang tin tưởng rất lớn vào tiềm năng của hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam. Nước ta có ưu thế dân số trẻ, lòng đam mê khởi nghiệp được thổi bùng lên nhanh chóng với số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ra đời, chất lượng đào tạo nhân lực tương đối tốt và có sự quan tâm tạo điều kiện rất lớn từ Chính phủ. Vì vậy, họ hy vọng đây sẽ  là thị trường đầu tư tiềm năng ở châu Á trong thời gian tới.

 

Thời gian vừa qua, Bộ Khoa học và Công nghệ đã triển khai rất nhiều dự án, chương trình làm nền tảng để xây dựng nên hệ thống khởi nghiệp quốc gia, có thể kể đến như: Chương trình Đối tác đổi mới sáng tạo Phần Lan - Việt Nam; Chương trình thương mại hóa theo mô hình thung lũng Silicon. Đặc biệt là Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cấp quốc gia đến 2025, tập trung vào tổ chức đào tạo, huấn luyện nhằm nâng cao năng lực cho các chủ thể trong hệ sinh thái khởi nghiệp làm giàu. Tích cực chú trọng phát triển hợp tác, liên kết và truyền thông.

 

Từ những hoạt động thiết thực đó đã mang lại một thế hệ doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo mới mẻ với việc phát triển những mô hình, giải pháp ứng dụng linh hoạt công nghệ 4.0 trong nhiều lĩnh vực.  Ngoài ra, đã có 61 quỹ đầu tư đang hoạt động ở Việt Nam, tăng 50% so với báo cáo năm 2018; có 57 cơ sở và 25 tổ chức triển khai nhiều chương trình thúc đẩy kinh doanh, tăng khoảng 4 lần so với năm 2016;....

 

 

2. Cần có sự đột phá cho sự phát triển lớn mạnh của hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

 

Tuy có được những tín hiệu đáng mừng ban đầu, nhưng nhiều chuyên gia cùng cho rằng, ở giai đoạn tới, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của Việt Nam cần phải phát triển nhanh và mạnh hơn nữa để thật sự trở thành một môi trường thuận lợi cho sự kiến tạo, vun trồng các ý tưởng và doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo mới. Hiện tại, hệ sinh thái đang có sự tham gia mạnh mẽ từ các doanh nghiệp khởi nghiệp thuộc khối tư nhân, nhất là đến từ các chuyên gia, nhà đầu tư, Việt kiều đã thành công ở nước ngoài. Do đó, hệ sinh thái rất cần thiết có một đầu mối thống nhất, đóng vai trò điều phối các nguồn lực phát triển trong giai đoạn 2.

 

 

Mặt khác, các sự kiện diễn ra có liên quan đến khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cần hướng tới mục đích phục vụ các đích đến khác nhau, tránh sự trùng lặp. Nhà nước, Chính phủ cũng như đầu mối điều phối tổng thể hoạt động của hệ sinh thái đóng vai trò quyết định trong việc hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia đó có phát triển lành mạnh hay không. Theo đó, Nhà nước cần tác động mạnh mẽ và toàn diện tới các thành tố tạo nên hệ sinh thái, thúc đẩy những mối liên kết, xây dựng một lực lượng các doanh nghiệp khởi nghiệp tiềm năng làm đòn bẩy cho tăng trưởng kinh tế.

 

Hệ thống chính sách cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cũng cần liên tục sửa đổi, bổ sung và tháo gỡ các rào cản, khúc mắc, đồng thời có ưu đãi khuyến khích đầu tư cho hệ sinh thái. Hiện nay, các quỹ đầu tư lớn vào khởi nghiệp Việt Nam đa phần thường được đặt ở nước ngoài, xu hướng các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam nhưng thành lập tại Singapore để nhận thêm vốn đầu tư. Các doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam đăng ký hoạt động tại nước ngoài hầu hết sẽ có chất lượng tốt hơn và chính sách nếu như không được cải thiện, chúng ta sẽ rơi vào trạng thái “chảy máu” startups.

 

 

Thực tế, nhu cầu nâng cao năng lực của các doanh nghiệp khởi nghiệp làm giàu và các chuyên gia tư vấn, hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo để có thể đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư, các quỹ đầu tư và củng cố nội lực cho hệ sinh thái là rất rất lớn. Để làm được điều đó, chúng ta cần phát huy hiệu quả thế mạnh mình đang có, tránh làm lãng phí, chồng chéo các nguồn lực như: Hệ thống kết quả nghiên cứu, thông tin về sáng chế, tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ, chuyên gia, nghiên cứu viên, tổ chức Khoa học và Công nghệ,....

 

 

Để có thể huy động thành công các nguồn lực nêu trên, tạo ra sự đột phá trong việc hỗ trợ và xây dựng một hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo lớn mạnh cho nước nhà, cần hình thành nên những mô hình mới như: Mô hình Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, cung cấp dịch vụ công đặc thù cho các startups; Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của khối doanh nghiệp tư nhân, những vườn ươm ngay trong các trường Đại học và cơ sở đào tạo; Mô hình liên kết hỗ trợ khởi nghiệp giữa các trường Đại học, Viện nghiên cứu với Nhà nước và doanh nghiệp, tích cực huy động đồng thời khai thác có hiệu quả sức mạnh từ nguồn nhân lực trẻ, có tri thức, những đề tài nghiên cứu khoa học - phát triển công nghệ; Mô hình hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại các Tập đoàn lớn để tập trung khai thác nguồn lực từ các chuyên gia, chuỗi cung ứng, đối tác của Tập đoàn. Đây cũng là phương thức nâng cao khả năng cạnh tranh của các Tập đoàn đã có tên tuổi nhất định trong bối cảnh mới;.... Những giải pháp nêu trên chắc chắn sẽ tạo ra bước chuyển mình mạnh mẽ cho hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam trong tương lai không xa.

 

Xem thêm:

6 Lưu ý quan trọng khi lựa chọn địa điểm tổ chức sự kiện tại Hà Nội

Văn phòng hạng A là gì? Các tiêu chuẩn vàng của văn phòng hạng A

Lợi ích của doanh nghiệp khi thuê văn phòng trọn gói

Coworking space là gì? Lời khuyên vàng để có mô hình coworking đúng

 

Tin tức khác

Kết nối với chúng tôi

Thông tin