Làm giàu với ý tưởng khởi nghiệp từ nông nghiệp sạch

Phụng Trâm | 12.04.2021

Để khởi nghiệp thành công luôn cần những ý tưởng độc đáo, có ảnh hưởng tích cực đến thị trường và nền kinh tế. Trong số đó, nhiều người đã chọn ý tưởng khởi nghiệp từ nông nghiệp sạch, hướng tới nhu cầu đang cấp thiết hiện nay của con người là tiêu thụ sản phẩm chất lượng mà vẫn đảm bảo giữ gìn môi trường sống. Vậy khởi nghiệp từ nông nghiệp sạch có gì đặc biệt? Hãy cùng Cen X Space tìm hiểu qua bài viết này.

 

 

1. Một hành trình cần sự kiên trì dài hơi

 

Khác với nhiều mô hình khởi nghiệp trong các ngành nghề khác hiện nay như: khởi nghiệp đầu tư công nghiệp chế biến, khởi nghiệp về du lịch..., ý tưởng khởi nghiệp ở trong lĩnh vực nông nghiệp sạch là một cuộc hành trình gian nan, đòi hỏi mỗi startup nông nghiệp cần chuẩn bị sẵn sàng nhiều nguồn lực để theo đuổi nó. Trong số đó, nguồn lực về tài chính và con người là hai nhân tố quan trọng nhất. Tuy cũng có thể khởi nghiệp vốn ít ban đầu nhưng để có thể xây dựng một mô hình hoàn thiện và có khả năng thu lợi nhuận cao thì startup cần phải đầu tư liên tục trong khoảng thời gian tương đối dài (từ 3 đến 5 năm). Nếu có ý tưởng nhưng thiếu sức bền thì khả năng doanh nghiệp khởi nghiệp từ nông nghiệp sạch của bạn phá sản sẽ rất cao.

 

 

Trần Thanh Tiền, một bạn trẻ đang có mô hình khởi nghiệp trồng dưa lưới theo công nghệ cao chia sẻ: “Để có thể hoàn vốn và thu được lợi nhuận từ mô hình khởi nghiệp nông nghiệp công nghệ cao như vậy không phải chỉ làm trong ngày một ngày hai mà nó cần một hành trình dài hơi từ 3 - 5 năm tùy thuộc vào quy mô của dự án khởi nghiệp. Vì vậy, bên cạnh việc làm chủ quy trình công nghệ, kỹ thuật trồng trọt cải tiến thì người khởi nghiệp cần phải làm tốt việc kết nối tiêu thụ cho sản phẩm của mình,... chứ không thể nhanh được".

 

Trước quan điểm của Trần Thanh Tiền, anh Võ Thành Phúc - Giám đốc Công ty cổ phần Nông nghiệp Phương Trà, huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) bày tỏ sự đồng tình. Anh cho rằng: “Hiện doanh nghiệp chúng tôi đầu tư hơn 5 tỷ đồng để phát triển mô hình trồng nấm rơm sạch trong nhà kín. Chi phí này được chúng tôi dùng cho mục đích nghiên cứu và chuẩn hóa quy trình nuôi trồng và phát triển thêm các sản phẩm giá trị gia tăng. Mặc dù thời gian đầu vô cùng khó khăn nhưng doanh nghiệp chúng tôi chấp nhận vì hiểu rằng để có thể gắn bó lâu bền với mô hình khởi nghiệp này phải mạnh dạn đầu tư về nguồn lực trong giai đoạn đầu”.

(Theo Tạp chí Kinh tế Sài Gòn Online)

 

 

2. Học hỏi kinh nghiệm khởi nghiệp nông nghiệp sạch từ các nước phát triển

 

Hiện nay các doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam tuy xuất hiện ồ ạt nhưng đa số đều vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm về cả chuyên môn trong lĩnh vực khởi nghiệp lẫn kinh doanh, hơn nữa nông nghiệp còn là ngành đặc thù nên càng cần phải trang bị đầy đủ kiến thức lẫn học học, giao lưu trao đổi kinh nghiệm với nhiều chuyên gia, mô hình uy tín từ khắp nơi trên thế giới.

 

 

Nhật Bản là một quốc gia đi đầu trong lĩnh vực nông nghiệp sạch với nhiều sáng kiến và ứng dụng hiệu quả công nghệ cao vào trồng trọt và sản xuất sản phẩm chuẩn hóa trước khi đưa ra thị trường. Từ những ý tưởng khởi nghiệp nhỏ như khởi nghiệp rau sạch, khởi nghiệp nuôi trồng nhà kính, nền nông nghiệp Nhật Bản cũng vẫn luôn tận dụng ưu thế về công nghệ để làm tăng năng suất cây trồng, cải tạo môi trường đất, nước, sử dụng vi sinh vật có lợi,.... Chính những nghiên cứu chuyên sâu đó là điều mà các doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam nên tiếp thu và học tập để củng cố cho dự án khởi nghiệp của mình.

 

 

3. Ý tưởng khởi nghiệp từ nông nghiệp sạch nhưng không đắt

 

Ở một số doanh nghiệp khởi nghiệp từ nông nghiệp sạch hiện nay, vấn đề đảm bảo nguồn cung thực phẩm cũng rất đáng lưu tâm vì nó tạo thế khép kín cho mô hình khởi nghiệp. Chẳng hạn cùng trên một diện tích doanh nghiệp sở hữu để nuôi trồng và sản xuất, người ta không chỉ triển khai trồng rau, nông sản sạch mà còn chăn nuôi thêm gia súc, gia cầm hoặc ngược lại.

 

Mô hình nông nghiệp như vậy làm cho chủ doanh nghiệp và người chăn nuôi chủ động đảm bảo nguồn thức ăn cho vật nuôi, tăng thêm năng suất và mở rộng lĩnh vực kinh doanh nông nghiệp sạch.

 

Tại chương trình “Tăng tốc khởi nghiệp iAngel”, ý tưởng khởi nghiệp “Chăn nuôi và trồng trọt tổng hợp sinh học chất lượng cao” của hai thanh niên trẻ Pháp và Long đã lọt vào vòng Chung kết quốc gia trước hơn 300 dự án khởi nghiệp. Khi chia sẻ về mô hình của mình, hai bạn có nhắc đến giải pháp bổ sung đạm cho vật nuôi vằng việc nuôi trùn quế, trộn vào thức ăn mỗi ngày đồng thời tìm hiểu và áp dụng các phương thức chữa bệnh bằng cây lá dược liệu cho vật nuôi như dùng tỏi, chanh, bồ kết, đinh lăng,... an toàn và không gây hại cho môi trường và sinh vật

 

 

Một khi đã và đang khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp sạch, những sản phẩm mà doanh nghiệp bạn tạo ra cần phải có khung định giá tiêu chuẩn trước khi tung ra thị trường. Có thể nhiều người cho rằng giá của các sản phẩm nông nghiệp sạch có giá cao hơn so với giá của mặt hàng thông thường, tuy nhiên giá tiền đi liền với chất lượng chứ không hề “đắt đỏ”. Những sản phẩm đó chính là minh chứng cho sự nỗ lực, kiên trì hoàn thiện mục tiêu nông nghiệp sạch đến từ các doanh nghiệp khởi nghiệp. Có thể hiện tại lượng tiêu thụ chưa cao nhưng chắc chắn trong tương lai chúng sẽ luôn được đón nhận nhiệt tình.

 

 

Mặc dù ý tưởng khởi nghiệp từ nông nghiệp sạch cũng giống ở cách ngành nghề khác, đâu cũng là khó khăn và gian nan, song với sự kiên trì và tích cực đổi mới trong quy trình chăn nuôi và hoạt động, tương lai các startup sẽ góp phần giúp cho bức tranh nông nghiệp của đất nước và doanh nghiệp mình có nhiều nét mới mẻ, trở nên tươi sáng hơn, khẳng định sức mạnh của một đất nước có nền nông nghiệp phát triển trên thế giới. Những mô hình khởi nghiệp nền tảng sẽ còn từng bước chuyển mình theo hướng hiện đại và chuyên nghiệp hơn.

 

Xem thêm:

6 Lưu ý quan trọng khi lựa chọn địa điểm tổ chức sự kiện tại Hà Nội

Văn phòng hạng A là gì? Các tiêu chuẩn vàng của văn phòng hạng A

Lợi ích của doanh nghiệp khi thuê văn phòng trọn gói

Coworking space là gì? Lời khuyên vàng để có mô hình coworking đúng

 

Tin tức khác

Kết nối với chúng tôi

Thông tin