Phụng Trâm | 02.05.2021
Giai đoạn 2017 - 2021 được xem là thời kỳ nở rộ cho các doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam với sự ra đời của hàng loạt doanh nghiệp khởi nghiệp ra đời. Tuy nhiên, khởi nghiệp, đặc biệt là khởi nghiệp giới trẻ không phải một con đường trải đầy hoa, tại sao trong hàng chục nghìn startup đang cạnh tranh nhau từng ngày hiện nay mà số lượng thành công lại chỉ đếm được trên đầu ngón tay? Liệu có phải chúng ta đang hiểu sai về khởi nghiệp hay không?
Thời gian gần đây, trong một số khóa đào tạo, hội thảo cùng một số tài liệu về khởi nghiệp, những nhà khởi nghiệp giới trẻ được khuyến khích là hãy sẵn sàng lăn xả vào làm mọi việc. Theo đó, người khởi nghiệp sẽ phải đóng nhiều vai: từ Giám đốc, kế toán, bán hàng, tiếp thị, đến bốc vác,...
Vậy mà nhiều bạn trẻ khởi nghiệp lại tin vào điều đó rồi hiểu theo nghĩa là hễ cứ khởi nghiệp đều nhất thiết phải đóng tròn các vai này cùng một lúc. Họ đua nhau mở doanh nghiệp khởi nghiệp trong tâm thế sẵn sàng làm tất cả mọi việc của công ty. Kết quả là có tới trên 90% số nhà khởi nghiệp giới trẻ, khởi nghiệp 1 mình thất bại, phá sản, dù đã làm việc cật lực trong mọi vai trò được các chuyên gia về khởi nghiệp khuyến khích.
Nếu như lập trình ngôn ngữ tư duy (NLP) là một môn khoa học nhằm lập trình cho con người lối tư duy hướng tới thành công thì quan niệm về khởi nghiệp này vô hình trung đã làm điều ngược lại. Những nhà khởi nghiệp đang lập trình trong đầu họ và nhiều người khác một lối tư duy thất bại, "gì cũng làm", "chỗ nào cũng phải lăn xả” với niềm tin rằng sẽ đổi đời thành công khởi nghiệp làm giàu nếu chịu cực, chịu cày.
Kiểu lập trình tư duy này hết sức nguy hiểm khi nó biến những người có đam mê khởi nghiệp giới trẻ hiện nay thành con robot đa năng hơn là dạy cho họ thành một doanh nhân đúng nghĩa, một quản lý chuyên nghiệp dù doanh nghiệp khởi nghiệp lớn hay nhỏ.
Khi khởi nghiệp làm giàu, chắc chắn bạn phải có những ý tưởng và sáng kiến làm khởi đầu. Song song với những ý tưởng khởi nghiệp đó là thế mạnh về lĩnh vực liên quan. Chẳng hạn, bạn giỏi kỹ thuật hoặc công nghệ thông tin; bạn có tay nghề trong sản xuất, và cả những điểm yếu mà mình cần nhận rõ để khắc phục. Khởi nghiệp có lẽ đúng hơn là bạn không nên lao vào làm hết mọi việc trong doanh nghiệp, kể cả những việc không thuộc sở trường của mình mà hãy dành những việc đó cho người có chuyên môn hơn. Đôi khi, khởi nghiệp 1 mình sẽ đi đến thanh công chậm hơn so với khi chúng ta có được những người bạn chung chí hướng để cùng bắt tay vào hành động.
Ông Trần Quí Thanh - Chủ tịch Tập đoàn Tân Hiệp Phát chia sẻ quan điểm tới một bạn trẻ về vấn đề khởi nghiệp trên website của mình như sau:
Gần đây trên thị trường rộ lên phong trào khởi nghiệp, đi đâu tôi cũng nghe nói đến startup, nhưng không mấy ai hiểu được khởi nghiệp một cách đúng đắn là gì. Khởi nghiệp không phải là chúng ta lao ra thành lập một công ty về buôn bán rồi cố sống cố chết làm một ông chủ. Điều đó cực kỳ sai lầm.
Muốn khởi nghiệp giới trẻ cần phải có một sự chuẩn bị về bản thân, tích lũy đầy đủ các tiêu chuẩn, chuẩn mực bài bản. Cách kêu gọi trong kinh doanh hiện nay vẫn còn mang tính phong trào hơn là trọng thực chất. Để điều hành được một doanh nghiệp, người trẻ cần trang bị những kiến thức, kinh nghiệm về quản trị kinh doanh và có vốn hiểu biết nhất định pháp luật làm căn bản. Vì thế, các bạn trẻ rất nên đi làm ở một vài doanh nghiệp trước, vừa làm việc, vừa nhận lương, lại vừa được học tập nhiều bài học từ thực tế để nhằm đúc kết kinh nghiệm cho mình, cái đó đã là khởi đầu cho một sự khởi nghiệp làm giàu rồi.
Nhưng điều quan trọng nhất là người trẻ có sáng kiến khởi nghiệp gì không, có gì mới hơn không, sản phẩm hay mô hình dịch vụ độc đáo hay những thứ chưa ai làm hoặc cùng một loại sản phẩm, dịch vụ nhưng nó có sự khác biệt về chất lượng. Sản phẩm mà nhà khởi nghiệp giới trẻ sở hữu sẽ tạo ra giá trị nào cho xã hội, giá trị càng cao thì thành công của doanh nghiệp khởi nghiệp càng lớn.
Ví dụ, ngành hàng không ở Việt Nam tuy rằng đã có từ lâu, kể cả hãng hàng không tư nhân, nhưng bà Nguyễn Thị Phương Thảo (CEO Vietjet) vẫn tạo ra một sản phẩm mới là sản phẩm “hàng không giá rẻ”, đây là điển hình cho một mô hình khởi nghiệp thành công.
Người trẻ cũng đừng lo thiếu vốn, khi các bạn có ý tưởng khởi nghiệp có giá trị thì sản phẩm của bạn làm ra chắc chắn sẽ được thị trường đón nhận hay một mô hình có thể áp dụng hiệu quả vào đời sống sẽ thuyết phục được nhiều các nhà đầu tư tài chính tin tưởng và hỗ trợ bạn triển khai sản xuất.
Ngoài ra, mở quán cà phê hay quán ăn như bao người cũng tốt thôi, nhưng đó chỉ là công việc bình thường, chẳng có gì đặc biệt để gọi là khởi nghiệp. Hãy hiểu rằng khởi nghiệp là làm ra cái mới, tạo nên một giá trị mới đóng góp cho xã hội thêm tốt đẹp. Các bạn trẻ hãy tập trung khai thác tối đa những điều kiện của cách mạng công nghiệp 4.0 làm bàn đạp cho việc khởi nghiệp, tạo ra thêm nhiều sản phẩm công nghệ theo kịp bước tiến của thời đại. Còn đối với những ai không có ý tưởng khởi nghiệp gì đột phá, không sở hữu bất cứ sản phẩm hay mô hình dịch vụ độc đáo thì nên lập nghiệp bình thường thôi, vẫn tốt cho bản thân và cũng đồng thời góp phần xây dựng xã hội.
Khởi nghiệp không phải người trẻ cứ "lăn xả”, "cày cuốc", hay kiên cường là sẽ thắng lợi. Khởi nghiệp giới trẻ quan trọng hơn là phải tỉnh táo, cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng để phát huy tất cả thế mạnh của mình và mời được những người có thế mạnh khác cùng hợp tác. Bạn càng hiểu rõ các công việc mình cần làm khi khởi nghiệp, bạn sẽ càng dễ dàng lèo lái doanh nghiệp khởi nghiệp của mình vững vàng.
Xem thêm:
6 Lưu ý quan trọng khi lựa chọn địa điểm tổ chức sự kiện tại Hà Nội
Văn phòng hạng A là gì? Các tiêu chuẩn vàng của văn phòng hạng A
Lợi ích của doanh nghiệp khi thuê văn phòng trọn gói
Coworking space là gì? Lời khuyên vàng để có mô hình coworking đúng