Nên chấp nhận thất bại khi khởi nghiệp như thế nào?

Phụng Trâm | 15.04.2021

Là người đam mê kinh doanh, hẳn là ai cũng đã thấm thía rằng đã dám dấn thân sẽ phải chấp nhận những thất bại. Câu nói “Thất bại là mẹ của thành công” luôn treo trước mắt các doanh nhân như lời nhắc nhở khi khởi nghiệp. Có khoảng 50% số doanh nghiệp mới thành lập khó có thể thể tồn tại quá 5 năm, chủ yếu vì người khởi nghiệp đã không nhìn nhận và đánh giá đúng về những gì họ cần học. Nhưng thất bại không phải để chúng ta thụt lùi mà trái lại là cơ hội để bạn suy ngẫm về con đường khởi nghiệp như thế nào mới đạt được thành công.

 

 

1. Một số lý do khởi nghiệp thất bại thường gặp

 

1.1. Không hoạch định chiến lược cụ thể

 

Nếu bạn đang có suy nghĩ rằng lập kế hoạch kinh doanh là điều không cần thiết, chỉ cần trân trọng những ý tưởng khởi nghiệp chợt lóe lên trong tâm trí bạn bất cứ lúc nào, thì hãy nhanh chóng dẹp bỏ quan điểm sai lầm này. Việc vạch ra chiến lược, kế hoạch kinh doanh cụ thể mới là cách tốt nhất để giúp cho bạn có cái nhìn bao quát về thị trường, những điều kiện mình đang sở hữu, từ đó áp dụng các ý tưởng độc đáo của bạn vào kinh doanh.

 

1.2. Thu nhập nghèo nàn

 

Ngay cả những tổ chức phi lợi nhuận đang hoạt động hiện nay cũng cần phải có nguồn thu nhập nhất định (hoặc nhận từ tiền ủng hộ) nhằm bù lại các khoản chi phí chi cho hoạt động hàng năm. Khi không có một mô hình về thu nhập cụ thể, doanh nghiệp khởi nghiệp kinh doanh của bạn sẽ khó mà tồn tại lâu được. Vì vậy, người khởi nghiệp cũng cần phải tính toán đến vấn đề thu nhập của doanh nghiệp và các phương pháp kinh doanh sinh lời có thể áp dụng.

 

 

1.3. Không làm nghiên cứu thị trường

 

Không phải ý tưởng khởi nghiệp nào hay ho cũng có thể ngay lập tức trở thành một công việc kinh doanh phát đạt. Những ngộ nhận rằng có niềm tin mãnh liệt và đam mê đối với sản phẩm mà doanh nghiệp của bạn sản xuất vẫn chưa đủ để khiến khách hàng sẽ đón nhận nó rộng rãi vì còn phụ thuộc vào nhu cầu luôn liên tục thay đổi của thị trường. Không gì thay thế được sự nghiên cứu kỹ lưỡng về thị trường bạn đang hướng tới.

 

 

1.4. Không chú trọng thực hiện ý tưởng khởi nghiệp

 

Đây là trường hợp ngược lại của phần trên. Có nhiều doanh nhân trẻ sở hữu nhiều ý tưởng khởi nghiệp "triệu đô” mà không hề biết rằng ý tưởng khởi nghiệp chỉ chiếm 1% tỷ lệ thành công của doanh nghiệp, còn 99% phải đến từ nỗ lực thực hiện chúng. Tất yếu bạn sẽ phải sẵn sàng đưa ra những quyết định khó khăn và mạo hiểm trước và trong khi khởi nghiệp kinh doanh.

 

1.5. Có quá nhiều đối thủ cạnh tranh

 

Hãy tưởng tượng nếu khởi nghiệp mà không có bất cứ đối thủ cạnh tranh nào thì có tốt cho doanh nghiệp của bạn không? Đó có thể là một dấu hiệu nguy hiểm hơn là thuận lợi vì nó cho thấy đó là thị trường không tồn tại.

 

 

Nếu bạn làm một phép tra cứu đơn giản trên các công cụ tìm kiếm hiện này, bạn dễ dàng tìm ra khoảng trên 10 đối thủ cạnh tranh hoặc hơn thế, thì thị trường bạn đang hướng đến có tỷ lệ cạnh tranh quá khắc nghiệt. Bạn có ý tưởng khởi nghiệp song không thể chắc chắn rằng người khác chưa nghĩ đến và thực hiện nó. Khởi nghiệp từ đâu không còn là câu hỏi khó với những gã khổng lồ ngủ quên mà sẽ thức dậy bất cứ lúc nào, hất cẳng bạn ra khỏi cuộc đua này nếu bạn để lộ sơ hở hay chủ quan, tự tin quá mức vào chỗ đứng của doanh nghiệp mình trên thị trường.

 

1.6. Không đăng ký sở hữu trí tuệ

 

Nếu muốn tìm kiếm những nhà đầu tư tiềm năng cho doanh nghiệp kinh doanh khởi nghiệp, hay để duy trì được lợi thế cạnh tranh lâu dài với các "ông lớn" trong lĩnh vực bạn đang theo đuổi, bạn cần phải thực hiện việc đăng ký bằng sáng chế, có tên thương mại và tác quyền, cũng như xin giấy phép cấm sao chép và tiết lộ thông tin từ Cục Sở hữu trí tuệ. Sở hữu trí tuệ cũng được cho là một yếu tố quyết định nên giá trị của những doanh nghiệp mới thành lập trong mắt các nhà đầu tư lớn.

 

1.7. Nhân sự thiếu kinh nghiệm

 

Các nhà đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp kinh doanh trước hết căn cứ vào nhân lực chứ không phải ý tưởng khởi nghiệp. Bởi yếu tố con người luôn là then chốt để triển khai những vấn đề đã bàn bạc và thảo luận. Nếu doanh nghiệp bạn sở hữu đội ngũ nhân sự với kinh nghiệm làm việc và thực tế phong phú sẽ đem đến nhiều lợi thế hơn. Cho nên ngay từ khi khởi nghiệp cần chuẩn bị gì đi nữa, bạn cũng nên cố gắng tìm những người đã có kinh nghiệm để cân bằng lại niềm đam mê của bạn, mang đến nhiều giá trị hơn cho đội ngũ của doanh nghiệp.

 

1.8. Không có kế hoạch quảng bá toàn diện

 

Những chiến lược quảng bá truyền miệng hấp dẫn đã là quá khứ, không thể đủ cho thương hiệu của bạn được biết đến rộng rãi trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay. Nhằm tiếp cận tối đa người dùng và khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp, bạn hãy quan tâm và có những chiến lược truyền thông - marketing độc đáo.

 

1.9. Rời bỏ cuộc đua quá sớm

 

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất khiến khởi nghiệp kinh doanh thất bại, vì người khởi nghiệp sau một thời gian làm ăn không thấy kết quả nên trở nên chán nản, giải thể công ty. Sự kiên trì để nói thì rất dễ nhưng thực hiện thành công lại vô cùng gian nan, buộc bạn phải nỗ lực hơn gấp nhiều lần để vững vàng trước làn sóng cạnh tranh khốc liệt từ thị trường.

 

 

2. Lời khuyên dành cho những người khởi nghiệp như thế nào?

 

Đọc nhiều câu chuyện khởi nghiệp kinh doanh đều đề cao vấn đề cá nhân mà ít đề cập đến tổ chức. Tuy nhiên nếu chỉ có một mình Steve Jobs thì chắc chắn ông không thể khởi nghiệp thành công khi thiếu đi nhà kỹ thuật thiên tài Steve Wozniak cũng như tư duy về chiến lược marketing ban đầu cho Apple của Mike Markkula. nếu như chỉ có một mình Bill Gates thì hiện tại đã không có một Microsoft thành công hôm nay vì thiếu vắng những đóng góp từ Pall Allan trong buổi đầu lập nghiệp.

 

 

Khi quyết định khởi nghiệp kinh doanh, chúng ta cần có một ekip làm việc thống nhất mà thường là những người bạn và cộng sự tin cậy. Bạn bè của mỗi người thường có điểm chung với nhau, những mục tiêu, ý tưởng tương đồng. Bên cạnh đó, phải có nhiều cá tính khác biệt vì hợp nhau quá thì chỉ tốt khi chúng ta nói chuyện bên ly cafe hay thời gian rảnh rỗi, còn thực ra nó không phải điều tốt cho doanh nghiệp khi khởi nghiệp. Mô hình về một ekip lý tưởng sẽ là tam giác kỹ năng: Sản phẩm – Marketing – Vận hành. Nó tạo ra thế kiềng ba chân vững chắc để doanh nghiệp  vượt qua sóng gió ở thời kỳ đầu và tranh thủ tìm kiếm những cơ hội tỏa sáng trong tương lai.

 

 

Bạn có thể thất bại nhiều lần do thiếu kỹ năng, thiếu may mắn khi chưa rõ ràng con đường khởi nghiệp như thế nào, nhưng bạn vẫn sẽ có cơ hội làm lại từ đầu, bởi con đường kinh doanh là vô cùng dài với người đam mê khởi nghiệp. Nhìn rõ những thất bại bản thân đã, đang và sẽ gặp phải, chấp nhận nó để làm phong phú thêm kiến thức, kỹ năng, sự dũng cảm cho những lần khởi nghiệp tiếp theo.

 

Xem thêm:

6 Lưu ý quan trọng khi lựa chọn địa điểm tổ chức sự kiện tại Hà Nội

Văn phòng hạng A là gì? Các tiêu chuẩn vàng của văn phòng hạng A

Lợi ích của doanh nghiệp khi thuê văn phòng trọn gói

 

Coworking space là gì? Lời khuyên vàng để có mô hình coworking đúng

Tin tức khác

Kết nối với chúng tôi

Thông tin