Vai trò của nữ trí thức Việt Nam trong xu thế phát triển công nghệ mới

Phụng Trâm | 05.05.2021

Trong thập kỷ thứ 2 của thế kỷ XXI, khoa học - công nghệ tiếp tục được phát triển mạnh mẽ, đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của mọi quốc gia. Để tiến tới phát triển bền vững, các quốc gia đều phải quan tâm đầu tư phát triển về khoa học - công nghệ cũng như có đội ngũ trí thức, đặc biệt là nữ trí thức lớn mạnh cả về số lượng, chất lượng, có khả năng tiếp cận nhanh với tri thức và các công nghệ mới nhất hiện nay nhằm thực hiện thành công các mục tiêu phát triển của nước ta trong giai đoạn mới.

 

 

1. Xu thế phát triển về khoa học - công nghệ mới trên thế giới

 

Trong thập niên tới, dự báo sẽ có 4 xu thế phát triển về khoa học - công nghệ mới đáng chú ý như sau:

 

Một là, khoa học - công nghệ gắn liền chặt chẽ với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, ngày càng phát triển nhiều các ngành nghề mới như công nghệ thông tin, công nghệ mới trí tuệ nhân tạo, công nghệ môi trường, sinh học,....

 

Hai là, hoạt động khoa học - công nghệ ngày càng được tăng cường và thống nhất với các quy định, tiêu chuẩn nghiêm ngặt của quốc tế và gia tăng mức độ bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, buộc các quốc gia và các chủ thể tham gia vào quá trình hoạt động, nghiên cứu khoa học - công nghệ mới đều phải tuân thủ.

 

Ba là, những nghiên cứu về khoa học - công nghệ ngày sẽ càng có tính cạnh tranh cao, đòi hỏi thời gian nghiên cứu được đẩy nhanh, ngắn hạn nhưng vẫn cần tạo ra được các sản phẩm khoa học - công nghệ mới độc đáo, có tính hiệu quả cao.

 

Bốn là, cùng các xu thế phát triển khoa học - công nghệ mới hiện nay, sự phân công lại nguồn lao động quốc tế trong các hoạt động về khoa học - công nghệ cũng sẽ thay đổi, theo đó, các nước phát triển sẽ thu hút nhiều nhân lực có trình độ cao để phục vụ cho quá trình đổi mới công nghệ; còn những nhân lực có trình độ thấp hơn sẽ bị dồn về các nước đang phát triển.

 

 

Trong bối cảnh đó, định hướng phát triển của nước ta giai đoạn 2021 - 2030 cần chú trọng đến 4 giải pháp liên quan đến khoa học - công nghệ tương ứng:

 

Có nhiều chính sách đầu tư mạnh mẽ cho hoạt động nghiên cứu khoa học - công nghệ mới, nhấn trọng tâm vào kết cấu hạ tầng lẫn các chính sách đãi ngộ.

 

Sản phẩm về khoa học - công nghệ phải có chất lượng dạt chuẩn và có tính cạnh tranh cao, thậm chí đứng ở vị trí hàng đầu. Để được như vậy, hoạt động khoa học - công nghệ mới sẽ phải thúc đẩy để nâng cao chất lượng, sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế, mở đường cho việc nước ta chủ động hội nhập quốc tế, tăng cường tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

 

Chú trọng hơn nữa về vấn đề nâng cao chất lượng nhân lực trong lĩnh vực khoa học - công nghệ, thông qua nâng cao chất lượng đào tạo hệ thống cán bộ quản lý, nghiên cứu, kỹ thuật và các công nhân khoa học - công nghệ mới, không chỉ ở các cơ sở đào tạo, nghiên cứu, phòng thí nghiệm mà còn ở cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh vừa và nhỏ.

 

 

Sử dụng hiệu quả nguồn chất xám tổng hợp từ nhiều nhân lực về khoa học - công nghệ trong nước và ngoài nước, đưa chất xám vào trong sản xuất, cập nhật công nghệ mới để tạo ra nhiều giá trị thặng dư khi chúng ta hội nhập quốc tế cũng như tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.

 

 

2. Vai trò của các nữ trí thức Việt Nam trong thời kỳ hội nhập và kỷ nguyên công nghệ mới

 

Không chỉ sở hữu các trí thức nam giới đầy kinh nghiệm, đội ngũ nữ trí thức Việt Nam đều là những người có kiến thức sâu rộng và được đào tạo bài bản về một lĩnh vực chuyên môn, trình độ cũng như những đóng góp của họ là không nhỏ đối với sự nghiệp phát triển của đất nước.

 

 

Độ tuổi của nữ trí thức Việt Nam ngày càng mở rộng từ 20 tuổi - 80 tuổi; số lượng các nữ Thạc sĩ, Tiến sĩ, Phó giáo sư và Giáo sư tăng lên đáng kể ở mọi ngành nghề: giáo dục - đào tạo cho đến công nghệ số, kỹ thuật quốc phòng,.... Đáng chú ý, lĩnh vực khoa học - công nghệ ở nước ta, số lượng phụ nữ trình độ cao chiếm tỷ lệ khá khả quan với hơn 42%.

 

Nhằm tạo điều kiện cho đội ngũ nữ trí thức Việt Nam có cơ hội phát triển, cống hiến trong thời kỳ công nghệ mới, cần chú ý đến những điều sau:

 

  • Có chính sách cụ thể, quan điểm và quy định về giới rõ ràng, với định hướng thúc đẩy bình đẳng giới để lắng nghe và sử dụng hiệu quả những ý kiến của các nữ trí thức một cách nghiêm túc.
  • Có chính sách ưu tiên đối với vấn đề đào tạo đội ngũ nữ trí thức, nhất là đội ngũ nữ trí thức trẻ, những người có năng lực chuyên môn cao và nhạy bén với việc cập nhật công nghệ mới.
  • Có các chế độ, chính sách quy hoạch, nâng lương, nâng bậc và bổ nhiệm hợp lý với nữ trí thức nhằm mục đích động viên, thu hút và nâng cao khả năng cho lực lượng nòng cốt này.
  • Tích cực quan tâm, ưu đãi nữ trí thức thuộc dân tộc thiểu số, phụ nữ miền núi, vùng sâu, vùng xa. Có chính sách đặc thù đối với những nữ cán bộ công tác ở vùng khó khăn và đặc biệt.
  • Thúc đẩy các hoạt động tuyên truyền, giáo dục bình đẳng giới để xã hội nhận thức sâu sắc về vai trò và tầm quan trọng của người phụ nữ đối với sự phát triển của quốc gia trong thời đại công nghệ mới và đổi mới công nghệ.
  • Coi trọng vai trò của Hội Nữ trí thức Việt Nam trong việc tập hợp một lực lượng nữ trí thức, tạo điều kiện để họ có thể chia sẻ tri thức, kinh nghiệm, cùng giúp đỡ lẫn nhau trong công việc và các hoạt động xã hội,...

 

 

 

Những nữ trí thức đang hoạt động trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề tại Việt Nam nhờ vào những chính sách thúc đẩy, động viên đó mà có thêm động lực sáng tạo và cống hiến năng lực cho công cuộc đổi mới công nghệ, để nước ta thêm vững vàng trên con đường hội nhập với thể giới và thích nghi với nhiều biến động của kỷ nguyên công nghệ mới.

 

Theo: TS. LUẬN THÙY DƯƠNG - Đại sứ, Học viện Ngoại giao

 

Xem thêm:

6 Lưu ý quan trọng khi lựa chọn địa điểm tổ chức sự kiện tại Hà Nội

Văn phòng hạng A là gì? Các tiêu chuẩn vàng của văn phòng hạng A

Lợi ích của doanh nghiệp khi thuê văn phòng trọn gói

Coworking space là gì? Lời khuyên vàng để có mô hình coworking đúng

 

Tin tức khác

Kết nối với chúng tôi

Thông tin