Vấn đề ứng dụng công nghệ mới trong hoạt động của doanh nghiệp

Phụng Trâm | 26.04.2021

Công ty Dữ liệu quốc tế (IDC) ghi nhận tính đến năm 2021, đã có nhiều doanh nghiệp nhỏ tại khu vực châu Á đã triển khai những kế hoạch, chiến lược hành động cho mục tiêu chuyển đổi số. Việt Nam hiện nay cũng đang tích cực thực hiện ứng dụng công nghệ mới vào hoạt động của doanh nghiệp trên toàn quốc.

 

 

1. Chuyển đổi số ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMB)

 

Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) đưa ra nhận định rằng các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMB) luôn chiếm một vai trò quan trọng trong nền kinh tế châu Á nói riêng và của toàn thế giới nói chung. SMB chiếm trên 90% tổng số doanh nghiệp và hơn phần nửa của lực lượng lao động chủ đạo, góp phần đáng kể vào cả tốc độ tăng trưởng GDP và xuất khẩu. Trong tương lai, IDC đề xuất toàn bộ SMB nên chuyển đổi, hoạt động dựa trên hệ thống dữ liệu và ứng dụng tự động hóa, cập nhật các công nghệ mới, chủ động học hỏi và thử nghiệm liên tục trên cơ sở lấy khách hàng làm trung tâm.

 

 

Bên cạnh đó, các SMB cũng là một trong những nhóm doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề bởi khủng hoảng kinh tế diễn ra. Trong tâm thế vẫn phải đối mặt với sự thiếu hụt về kỹ năng và gặp nhiều khó khăn ở việc tiếp cận nguồn vốn đầu tư, nhiều doanh nghiệp cũng không đủ điều kiện cập nhật công nghệ mới để hỗ trợ cắt giảm chi phí lẫn thích nghi với việc hỗ trợ nhân viên, khách hàng từ xa.

 

Nhằm giải quyết những vấn đề trên hợp lý, nhiều doanh nghiệp châu Á đã bắt đầu công cuộc chuyển đổi số. Cuối năm 2019, IDC đã ghi nhận có 2/5 doanh nghiệp nhỏ tại khu vực châu Á đã triển khai thực hiện kế hoạch hành động cho chuyển đổi số. Chính phủ các nước trên toàn thế giới cũng đang đưa ra những chính sách, biện pháp thiết thực để hỗ trợ các SMB đủ sức vượt qua giai đoạn kinh tế khó khăn.

 

Vậy thì bản thân các SMB có thể làm gì để có thể duy trì hoạt động của doanh nghiệp mình trong tương lai?

 

 

2. Lấy cơ sở dữ liệu là xương sống

 

Việc giao tiếp qua mạng internet giờ đây chiếm ưu thế hơn so với phải gặp mặt trực tiếp khiến hệ thống dữ liệu trở thành chìa khóa để những doanh nghiệp SMB xây dựng niềm tin vững chắc ở khách hàng, đồng thời thể hiện lòng trung thành với thương hiệu khi doanh nghiệp vẫn duy trì hoạt động kinh doanh hiệu quả. Từng file văn bản, email, giao dịch hoặc liên hệ đều mang ý nghĩa nhất định khi chúng được cập nhật theo thời gian thực tế.

 

Theo đó, IDC cho rằng giải pháp cho quá trình chuyển đổi số, đổi mới công nghệ trong hoạt động của các SMB chính là công nghệ đám mây. Bản chất của công nghệ đám mây là truyền tải thông tin nhanh chóng, dễ dàng, mức chi phí bỏ ra không lớn, công nghệ mới này sẽ cung cấp cho các doanh nghiệp SMB nhiều khả năng mà trước đây chỉ có các "ông lớn" trên thị trường mới sở hữu.

 

 

Ví dụ như, việc truy cập vào cơ sở dữ liệu đám mây rất đáng tin cậy, linh hoạt và bảo mật, nó cho phép các doanh nghiệp tiến hành hiện đại hóa hoạt động kinh doanh của mình. Ngoài ra, các công nghệ mới này còn giúp SMB tiết kiệm được khoản chi phí đáng kể, giảm thiểu phụ thuộc vào đội ngũ chuyên gia tư vấn từ một bên thứ ba để tập trung vào thiết lập, phát triển nội bộ. Họ có thể lập các báo cáo công việc một cách nhanh chóng nhằm đưa ra đánh giá và so sánh dựa vào những dữ liệu quản lý về hoạt động của doanh nghiệp, hoạt động của đối thủ cạnh tranh và sự biến động của thị trường. Nền tảng công nghệ mới này cũng cung cấp một cơ sở để SMB có thể duy trì tính liên tục trong hoạt động kinh doanh.

 

 

 

3. Đổi mới công nghệ trong hoạt động để doanh nghiệp tồn tại

 

Dựa theo nghiên cứu của Gartner (Công ty chuyên nghiên cứu và tư vấn công nghệ thông tin hàng đầu thế giới), trong những năm tiếp theo, việc duy trì cho doanh nghiệp vẫn tồn tại chính là ưu tiên hàng đầu của các SMB, nó còn quan trọng hơn cả nhiệm vụ phát triển, tuy nhiên, việc đổi mới công nghệ vẫn cần được chú trọng. Thực tế đã chứng minh những thời kỳ mang tính cách mạng như đợt khủng hoảng kinh tế và đại dịch vừa qua thường sẽ mang tới nhiều cơ hội để doanh nghiệp vươn lên phát triển mạnh mẽ, cũng là để giải quyết những thách thức còn tồn tại.

 

 

SMB cũng nên tận dụng sự nhanh nhạy và tính sáng tạo của mình nhằm khai thác thêm các công nghệ mới cho doanh nghiệp. Công nghệ mới điện toán đám mây có khả năng cung cấp môi trường kiểm tra, thử nghiệm và triển khai những sáng kiến mới của bạn. Chẳng hạn như nhiều trang web mua hàng trực tuyến, thông qua nền tảng dữ liệu đám mây phù hợp, doanh nghiệp SMB hoàn toàn có thể đẩy nhanh quá trình phát triển hoặc thử nghiệm tính khả thi và triển khai hoạt động của họ.

 

Trong thời điểm các doanh nghiệp SMB vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn với những thay đổi trong quy định, chính sách, thì trợ lý kỹ thuật số công nghệ mới, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) chính xác là giải pháp tối ưu cung cấp cho họ sự liên tục hoạt động kinh doanh tới các khách hàng và thuận tiện khi phản hồi các câu hỏi về quy trình vận hành. Bộ phận dịch vụ khách hàng của doanh nghiệp nhờ vào cập nhật công nghệ mới mà có thể ưu tiên trả lời các phản hồi của khách hàng mà nhiều thiết lập trò chuyện tự động không thể làm được.

 

Bên cạnh tính tiện lợi, tối ưu mà công nghệ mới mang lại cho hoạt động doanh nghiệp, Vấn đề bảo mật cũng là một thách thức mà SMB phải đối mặt, kể cả những doanh nghiệp lớn trên thị trường nếu bắt đầu đổi mới công nghệ cũng cần chú trọng bởi các mối đe dọa trên nền tảng đám mây. Những thách thức và rủi ro sẽ tăng lên với các hoạt động của doanh nghiệp mà trước đây sử dụng bảo mật hoàn toàn bằng tường lửa và một số dịch vụ giám sát an ninh sau bộ định tuyến của người tiêu dùng.

 

 

Chắc chắn công nghệ mới hiện nay sẽ không thể giải quyết được toàn bộ vấn đề cho doanh nghiệp để đứng vững trong khủng hoảng, nhưng chúng có thể hỗ trợ những SMB đang thực hiện ứng dụng công nghệ mới thích nghi tốt hơn trong bối cảnh hiện thời. Công nghệ điện toán đám mây và các công nghệ mới khác sẽ giúp doanh nghiệp tiến tới tự động hóa quy trình, luôn trong trạng thái hoạt động, thông tin công khai rõ ràng, minh bạch và hơn cả là gia tăng sự gắn kết giữa doanh nghiệp, nhân viên, khách hàng và các bên có liên quan.

 

Xem thêm:

6 Lưu ý quan trọng khi lựa chọn địa điểm tổ chức sự kiện tại Hà Nội

Văn phòng hạng A là gì? Các tiêu chuẩn vàng của văn phòng hạng A

Lợi ích của doanh nghiệp khi thuê văn phòng trọn gói

 

Coworking space là gì? Lời khuyên vàng để có mô hình coworking đúng

Tin tức khác

Kết nối với chúng tôi

Thông tin