Phụng Trâm | 22.04.2021
Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đã trở thành một từ khóa được tìm kiếm sôi nổi ở nhiều quốc gia những năm gần đây, trong đó, Việt Nam xác định rõ tinh thần khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là yếu tố cốt lõi để làm nên thành công của các doanh nghiệp khởi nghiệp. Thông qua nhận định của các chuyên gia phân tích về hiện trạng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam, đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp làm giàu.
Khởi nghiệp được giải nghĩa là bắt đầu một sự nghiệp. Định nghĩa khởi nghiệp cũng được thay đổi qua các thời kỳ khác nhau và các nhà nghiên cứu khác nhau. Đầu thế kỷ 20, định nghĩa về khởi nghiệp được diễn giải là quá trình tạo dựng nên một tổ chức kinh doanh và người khởi nghiệp là những đối tượng sáng lập doanh nghiệp đó.
Hoạt động khởi nghiệp sẽ khác với hoạt động lập nghiệp mở cơ sở kinh doanh thông thường do khái niệm khởi nghiệp ấy phải đi liền với đặc thù là sáng tạo. Nó là cơ sở cho việc hình thành nên "khởi nghiệp đổi mới sáng tạo" của hôm nay.
Các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo theo đó được nhận định là doanh nghiệp có khả năng dựa vào việc khai thác tài sản trí tuệ, khai thác công nghệ mới cùng các mô hình kinh doanh mới để tăng trưởng nhanh. Ở Việt Nam, người ta thường dùng “khởi nghiệp đổi mới sáng tạo” hay gọi cách khác là startup để nhằm phân biệt với những hoạt động lập nghiệp thông thường như mở hàng, quán,....
Tuy nhiên, không phải ai cũng có tiềm năng để mở ra một doanh nghiệp khởi nghiệp làm giàu. Một nhà khởi nghiệp tiềm năng là người biết nắm lấy mọi cơ hội để thành lập nên công ty của mình ngay khi nó xuất hiện. Khởi nghiệp là cả một quá trình dài, bắt đầu từ việc nhận biết những cơ hội, phát triển ý tưởng khởi nghiệp để theo đuổi cơ hội một cách khả thi.
Global Entrepreneurship Monitor cho rằng, một doanh nghiệp khi mới thành lập sẽ cần trải qua 3 giai đoạn: hình thành, phát triển ý tưởng - thành lập doanh nghiệp và duy trì, phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp.
Hiện nay, các quốc gia trên thế giới cho rằng tiềm năng khởi nghiệp hướng đến một xã hội, quốc gia tốt đẹp, giàu mạnh khi có được những doanh nghiệp khởi nghiệp cung cấp được các giá trị mới cho toàn xã hội.
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đưa ra nhận định: Hệ sinh thái khởi nghiệp là tổng hợp của những mối liên kết chính thức và phi chính thức giữa chủ thể khởi nghiệp, tổ chức khởi nghiệp (các doanh nghiệp, nhà đầu tư thiên thần, nhà đầu tư mạo hiểm, hệ thống các ngân hàng) và các cơ quan có liên quan như cơ sở giáo dục, Đại học, các cơ quan Nhà nước,.... và tiến trình khởi nghiệp (tỷ lệ thành lập doanh nghiệp, số doanh nghiệp đạt tỷ lệ tăng trưởng tốt, số lượng nhà khởi nghiệp) tác động trực tiếp tới môi trường khởi nghiệp tại địa phương đó.
Còn định nghĩa theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới (World Economic Forum) thì hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo sẽ bao gồm:
Trong Báo cáo về Chỉ số Đổi mới Toàn cầu năm 2017/2018, được xây dựng để theo dõi thực trạng khởi nghiệp toàn cầu qua nhiều giai đoạn từ các doanh nhân tiềm năng đến khi dã khởi nghiệp làm giàu và dần có được sự phát triển ổn định với những điều kiện về hệ sinh thái khởi nghiệp tại mỗi nước.
Báo cáo dựa trên kết quả khảo sát khoảng trên 164.000 người trưởng thành và hơn 2000 chuyên gia ở 54 nền kinh tế. (Bảng 1)
Khảo sát GEM (Global Entrepreneurship Monitor) đánh giá khách quan về chất lượng của hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thông qua cuộc khảo sát các chuyên gia uy tín. Nó tập trung vào các yếu tố ảnh hưởng đến nhà khởi nghiệp và hoạt động khởi nghiệp hơn là yếu tố về môi trường kinh tế vĩ mô. Nhìn chung, cơ sở hạ tầng tiếp tục là dạng chỉ số có xếp hạng cao nhất trong một hệ sinh thái khởi nghiệp.
Một tín hiệu tích cực cho hệ sinh thái nói chung là có khoảng một nửa các chỉ số của hệ sinh thái khởi nghiệp tại các nền kinh tế đã được cải thiện so với 2016, thay đổi mạnh mẽ nhất là yếu tố tài chính cho khởi nghiệp và tính năng động của thị trường trong nước.
Khi tiến hành so sánh hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở Việt Nam với 54 nước khác trên thế giới qua GEM, hai chỉ số mà nước ta có thứ hạng cao nhất là: Tính năng động của thị trường nội địa (đạt hạng 5/54), yếu tố văn hóa và chuẩn mực xã hội (đạt hạng 6/54). Về cơ sở hạ tầng đạt thứ hạng thứ 3 trong số 12 chỉ số quy định của một hệ sinh thái khởi nghiệp. Ngoài ra các chỉ số còn lại cũng có thứ hạng đáng kỳ vọng, điều đó cho thấy việc có hệ thống chính sách tốt và hiệu quả sẽ thúc đẩy quá trình khởi nghiệp và phát triển kinh doanh. (Bảng 2).
Những yếu tố về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở Việt Nam có thể coi là thuận lợi hơn so với các nước khác chính là: Tính năng động của thị trường trong nước, yếu tố văn hóa và chuẩn mực xã hội, cơ sở hạ tầng và cuối cùng là độ mở của thị trường trong nước. Những chỉ số này tốt hơn cả mức trung bình ở các nước trong giai đoạn III. Ngược lại, cũng có 4 yếu tố có thể coi là kém thuận lợi cho khởi nghiệp kinh doanh ở Việt Nam so với các nước là: Giáo dục kinh doanh bậc phổ thông, giáo dục kinh doanh sau phổ thông, vấn đề tài chính cho kinh doanh và các chương trình hỗ trợ của Chính phủ.
Nhận thức rõ các vấn đề về hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở nước ta hiện nay, Nhà nước cần phải có những biện pháp nhằm ổn định nền kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát đồng thời xây dựng lòng tin cho những nhà kinh doanh khởi nghiệp làm giàu. Các chính sách này cũng phải dễ dự đoán để người dân có thể dự kiến được kế hoạch kinh doanh cho mình trên cơ sở giám sát chặt chẽ quá trình thực thi chính sách, đảm bảo các cơ quan chức năng triển khai thực hiện đúng với yêu cầu trong chính sách đề ra.
Các Bộ, ngành có liên quan cũng cần gỡ bỏ một số rào cản kinh doanh cho doanh nghiệp khởi nghiệp, rà soát lại những quy định về pháp luật có liên quan đến kinh doanh, tránh hình sự hóa các hoạt động kinh doanh và kiên quyết loại bỏ thủ tục, giấy phép gây cản trở cho việc kinh doanh của doanh nghiệp.
Việc tăng cường công tác phổ cập thông tin thị trường thông qua những ứng dụng công nghệ thông tin giúp người dân nhận biết nhu cầu của thị trường, gợi cho họ những ý tưởng kinh doanh khởi nghiệp thay vì khởi sự để giải quyết nhu cầu của cuộc sống,....
Bản thân các doanh nghiệp khởi nghiệp trong hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cũng có nhiệm vụ chủ động và tích cực tham gia đóng góp ý kiến xây dựng hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến kinh doanh, cải thiện môi trường kinh doanh lành mạnh. Đem thành công của mình làm hoàn thiện hơn cho mạng lưới khởi nghiệp quốc gia.
Xem thêm:
6 Lưu ý quan trọng khi lựa chọn địa điểm tổ chức sự kiện tại Hà Nội
Văn phòng hạng A là gì? Các tiêu chuẩn vàng của văn phòng hạng A
Lợi ích của doanh nghiệp khi thuê văn phòng trọn gói
Coworking space là gì? Lời khuyên vàng để có mô hình coworking đúng