Bí kíp tận dụng sở đoản khi tham gia tuyển dụng việc làm

Phụng Trâm | 01.03.2022

Mỗi một người trong chúng ta đều có trong mình sở trường và sở đoản. Nhưng làm thế nào để chúng ta có thể vừa phát huy sở trường của bản thân đồng thời khắc phục được những sở đoản khi tham gia tuyển dụng việc làm vào một nơi nào đó? Điều này đòi hỏi mỗi người phải thực sự nhìn nhận sâu sắc và thấu hiểu bản thân.

 

 

1. Nhìn nhận về những sở đoản của bản thân

 

Sở đoản được hình dung là những điểm yếu, điểm chưa hoàn thiện của mỗi người, hay những thứ mà bạn chưa giỏi. Sở đoản có ảnh hưởng nhất định đến cuộc sống và hiệu quả làm việc khi bạn ứng tuyển vào một công ty nào đó, bởi vậy, nhắc đến sở đoản khiến cho nhiều người rất tự ti. Tuy nhiên, sở đoản cũng chỉ mang tính nhất thời chứ không tồn tại mãi mãi. Nó hoàn có thể được thay đổi và khắc phục nhờ sự quyết tâm của bạn.

 

1.1. Phân biệt những sở trường và sở đoản của bản thân

 

Nếu như sở đoản dùng để nói về điểm yếu, những thứ bạn chưa thực sự giỏi, thì sở trường là những mặt thế mạnh mà bạn thành thạo và nắm vững. Sở trường sẽ là những thứ có thể khiến cho bạn cảm thấy tự tin hơn, từ đó nâng hiệu quả và chất lượng công việc và cải thiện điều kiện làm việc. Trái lại, sở đoản là điều gây cản trở bạn, bạn khó mà làm tốt và chưa đạt được hiệu quả công việc như mong muốn. Trên thực tế, không ai trên đời là hoàn hảo, chúng ta đều tồn tại trong mình cả sở trường và sở đoản, điều đó buộc chúng ta phải nỗ lực để khiến bản thân dần trở nên hoàn thiện hơn.

 

 

1.2. Xác định những sở đoản của bản thân

 

Có nhiều cách để xác định ra sở đoản của chính mình khi bạn tham gia tuyển dụng việc làm.

Đôi khi sẽ không có quá nhiều người hiểu được bản thân bằng chính bạn. Vì vậy, điều đầu tiên để bạn có thể xác định ra đâu là sở đoản chính là nên chủ động nghiên cứu và tự đặt cho mình những câu hỏi: Bạn làm ra điều gì là tệ nhất? Bạn không thích/không muốn làm điều gì nhất? Tại sao bản thân lại chưa thể làm tốt điều đó?… Sau khi đặt ra một loạt câu hỏi, hãy tự xem xét để tìm ra đâu là vấn đề cần thay đổi. Đây chính là cơ sở để bạn xác định căn nguyên của những điều làm bạn giỏi lên cũng như những thứ làm bạn ghét bỏ và chưa thể làm nó tốt. 

 

 

Tiếp thu ý kiến của những người xung quanh là cách đánh giá rất khách quan nhất về những sở trường và sở đoản của bạn. Họ có thể là nhận xét đến từ gia đình, bạn bè, những người thầy -  được xem là những người có nhiều thời gian để tiếp xúc và hiểu rõ về bạn. Ngoài ra, khi tham gia tuyển dụng việc làm, bạn cũng thể tham khảo các chuyên gia ở những buổi tư vấn, giao lưu và làm việc. Những lời nhận xét của người xung quanh chắc chắn sẽ giúp cho bạn có nhiều góc nhìn để chiêm nghiệm.

 

 

2. Cách để trả lời những câu hỏi về sở đoản ứng tuyển làm việc

 

Sở đoản là điều mà không có mấy người muốn nhắc tới. Nhưng chúng lại là những câu hỏi phỏng vấn phổ biến mà các nhà tuyển dụng quan tâm. Bởi nắm được sở đoản sẽ giúp cho nhà tuyển dụng tiêu chí đánh giá và xét xem bạn có thật sự phù hợp với công việc họ đang cần hay không.

 

 

Để trả lời các câu hỏi về sở đoản của bản thân khi đi phỏng vấn tuyển dụng việc làm, bạn có thể lưu ý các nội dung sau đây:

 

Trước khi tham gia phỏng vấn tuyển dụng, bạn nên liệt kê tất cả những yếu tố thuộc về sở trường và sở đoản của chính mình. Có thể bạn là người có rất nhiều sở trường nhưng cũng chỉ nên lựa chọn một vài sở trường nổi bật và có ít nhiều liên quan đến vị trí mà bạn đang muốn ứng tuyển để trình bày.

 

Nhà tuyển dụng luôn hỏi về cả sở trường và sở đoản của bạn, tuy nhiên bạn nên ưu tiên nói về sở trường và hạn chế sở đoản. Nếu như bạn nói quá nhiều về những sở đoản thì bạn đang trực tiếp tạo ra cơ hội cho nhà tuyển dụng loại bỏ bạn khỏi vị trí mà bạn đang muốn ứng tuyển.

 

 

Bất luận là sở trường hay sở đoản thì bạn cũng nên nghiêm túc và trung thực, đưa ra nhiều ví dụ cụ thể đi kèm sẽ giúp cho nhà tuyển dụng hình dung về bạn dễ dàng hơn và sẽ khơi gợi nhiều mặt thú vị khác khiến cuộc phỏng vấn trở nên giảm bớt căng thẳng.

 

Khi lựa chọn nói về những sở đoản cá nhân, bạn hãy khéo léo lựa chọn những sở đoản bạn cho rằng sẽ không gây quá nhiều ảnh hưởng đến vị trí công việc bạn muốn làm việc cũng như bạn sẽ có thể khắc phục nó trong tương lai. Một số sở đoản bạn có thể dùng để trả lời nhà tuyển dụng như:

 

Thường lo lắng thái quá: Mặc dù điều này là sở đoản song những nhà tuyển dụng có thể cho rằng bạn là một người nhiệt tình.

Tính cách bảo thủ: Bảo thủ làm cho bạn khó để hòa nhập vào tập thể nhưng cũng vì thế mà bạn sẽ có thể được cho là kiểu người người kiên định, có lập trường.

….

 

 

Việc trình bày sở đoản trước buổi phỏng vấn tuyển dụng việc làm thực sự không quá đáng sợ hay áp lực như lời đồn. Chỉ cần bạn có một chút khéo léo và dành thời gian nghiêm túc chuẩn bị thì bạn hoàn toàn có thể gây được ấn tượng dễ dàng.

Tin tức khác

Kết nối với chúng tôi

Thông tin