Có nên quay lại làm việc tại công ty cũ hay không?

Phụng Trâm | 01.03.2022

Nhiều người sau những lần nhảy việc không thành công thì luôn trăn trở rằng có nên quay lại công ty cũ làm việc hay không, hoặc bỗng nhiên nhận được lời mời quay trở về làm việc từ lãnh đạo hoặc đồng nghiệp cũ. Vậy thì trong trường hợp nào bạn có thể trở lại công ty cũ suôn sẻ và nhận được sự hỗ trợ tối đa của đồng nghiệp?

 

 

1. Các công ty quy định thế nào với trường hợp này

 

Không phải đơn vị nào cũng thoải mái và hoan nghênh với nhân viên cũ đã rời đi. Nhiều doanh nghiệp còn mặc định sẽ loại bỏ hồ sơ tuyển dụng của ứng viên nếu nhận ra đây là nhân viên cũ của công ty. Tuy nhiên cũng có những doanh nghiệp lại khá thoải mái trong vấn đề kêu gọi nhân viên cũ về làm việc. Do đó trước khi rời đi hoặc có ý định quay trở lại, bạn cần tìm hiểu kỹ chính sách của công ty mình làm việc để sau này có thêm một cơ hội khác để công tác.

 

Hãy tự hỏi bản thân lý do thực sự khiến cho bạn quyết định rời khỏi công ty làm việc ở thời điểm gần nhất và muốn quay trở lại với công ty cũ? Liệu rằng quyết định đó của bạn là đúng đắn hay sai lầm? Có gì để đảm bảo rằng việc quay lại làm việc ở công ty đã từng rời đi lần này sẽ là lựa chọn đúng? Trên thực tế nhiều doanh nghiệp luôn tạo cơ hội để bạn có thể cân nhắc, đặc biệt nếu bạn là ứng viên có năng lực tốt, phù hợp với vị trí tuyển dụng mà họ cần. Do đó, nếu như không thể tìm được một lý do thực sự hợp lý cho việc trở lại công ty cũ, bạn nên nghĩ tới việc tìm cơ hội ở một doanh nghiệp khác thay vì trở về.

 

 

Lý do và cách thức kết thúc quá trình làm việc tại công ty cũ cũng là một trong những điều quan trọng để bạn chú ý cân nhắc khi muốn về công ty cũ. Nếu trong thời gian bạn làm việc, bạn luôn hoàn thành trách nhiệm công việc được giao và nghỉ việc với những lý do khách quan (lý do công ty cắt giảm nhân sự, thay đổi khu vực sinh sống,...), hoặc bạn rời đi một cách suôn sẻ, bàn giao hoàn toàn đầy đủ cũng như không có một mâu thuẫn nghiêm trọng nào với lãnh đạo hay đồng nghiệp thì bạn hoàn toàn có thể nộp đơn tham gia tuyển dụng để quay lại công ty cũ. Ngược lại, nếu như bạn rời công ty cũ với những lý do về xích mích cá nhân, hoặc bị đuổi việc thì chắc chắn bạn không nên quay lại.

 

 

2. Xem xét mối quan hệ với các đồng nghiệp và đội nhóm ở công ty cũ của bạn

 

Nếu như bạn đã từng làm việc, cộng tác suôn sẻ, thuận lợi và vẫn còn giữ được những mối quan hệ tốt đẹp với các đồng nghiệp tại công ty cũ mà những người đồng nghiệp này vẫn đang tiếp tục làm việc tại nơi đó, bạn có thể thuận lợi hơn trong việc quay lại. Hơn nữa, khi đã có một mối quan hệ quen biết nhất định, bạn sẽ không phải mất quá nhiều thời gian để có thể làm quen với họ và làm việc chung. Ngược lại, nếu như mối quan hệ giữa bạn với đồng nghiệp cũ ở công ty cũ không quá tốt, hoặc hiện tại đơn vị có cả đồng nghiệp cũ và mới, chưa thể rõ mối quan hệ trong team hiện tại ra sao thì bạn cũng nên từ từ cân nhắc và tìm hiểu thêm.

 

 

3. Cần phải làm gì để quay lại công ty cũ làm việc một cách thuận lợi?

 

Sau quá trình suy nghĩ và cân nhắc kỹ lưỡng, nếu như bạn vẫn thực sự muốn quay lại công ty cũ làm việc thì Cen X Space cho rằng những lời khuyên dưới đây có thể giúp cho bạn tự tin với chặng đường mới.

 

3.1. Thể hiện lòng chân thành cùng mong muốn được trở lại gắn bó với công ty

 

Trong quá trình phỏng vấn, dù đã từng làm việc tại công ty thì bạn vẫn nên thể hiện lòng chân thành và mong muốn được gắn bó với công ty cũ của bạn. Việc bạn từng rời đi là điều không thể thay đổi, nhưng hãy cố gắng thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy bạn thực sự chân thành và quyết tâm để có thể được lãnh đạo tin tưởng.

 

3.2. Khiêm tốn và vẫn coi mình như người mới

 

Bất kể bạn đã từng là nhân sự làm việc tại đây, bạn cũng am hiểu hết những quy trình của công việc, hiểu cách sắp xếp, bố trí đội nhóm cũng như quen biết các đồng nghiệp  cũ, song khi bắt đầu một chặng đường mới tại công ty cũ của bạn, hãy vẫn giữ thái độ khiêm tốn và coi bản thân như một ứng viên mới tham gia tuyển dụng vào doanh nghiệp với tinh thần nhiệt huyết, ham học hỏi, và không tỏ ra mình cao ngạo, biết tuốt. Đặc biệt bạn không nên quá thoải mái trò chuyện về những câu chuyện cũ với các đồng nghiệp từng quen biết trước hoặc sau buổi phỏng vấn tuyển dụng.

 

 

3.3. Thể hiện tính chuyên nghiệp và tiến bộ

 

Điều quan trọng nhất trong quá trình đi làm chính là kết quả bạn đạt được. Trước những nghi ngờ và thái độ gièm pha về chuyện bạn quyết định quay lại công ty cũ làm việc, hãy cứ giữ thái độ bình tĩnh, cho nhà tuyển dụng thấy sự chuyên nghiệp, trưởng thành và tiến bộ về mọi mặt sau khi bạn rời khỏi công ty và quay trở lại. Đây chính là lời khẳng định cho quyết tâm quay lại công ty cũ làm việc của bạn. 

 

 

Dù sao, quay lại công ty cũ để làm việc cũng là một quyết định vô cùng khó khăn, hy vọng rằng thông qua bài viết hôm nay, bạn sẽ có thể đưa ra quyết định nên hay không nên quay lại công ty cũ làm việc.

Tin tức khác

Kết nối với chúng tôi

Thông tin