Lợi ích khi ứng dụng các công nghệ mới vào xây dựng

Phụng Trâm | 04.05.2021

Đối với ngành Xây dựng nói chung, sử dụng những tiến bộ của khoa học công nghệ trong thời kỳ mới đóng vai trò quan trọng về vấn đề nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất, đặc biệt còn góp phần làm rút ngắn tiến độ, nâng cao chất lượng công trình xây dựng và giảm giá thành công trình. Vậy công nghệ mới hiện nay được dùng vào việc gì trong ngành Xây dựng?

 

 

1. Ứng dụng công nghệ mới để phát triển những vật liệu xây dựng mới

 

Với sự tăng trưởng của nền kinh tế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng đã tiếp thu tích cực đổi mới công nghệ, làm chủ và ứng dụng nhiều công nghệ mới vào quy trình sản xuất. Điều này giúp cho năng suất lao động của ngành đồng loạt tăng,bên cạnh đó, ngành sản xuất ra được những vật liệu xây dựng chất lượng đã làm nâng cao chất lượng công trình xây dựng ở các đô thị trên toàn quốc.

 

Bộ Xây dựng và Bộ Khoa học & Công nghệ cũng đã thực hiện ký kết Chương trình phối hợp nhằm đẩy mạnh các hoạt động khoa học công nghệ trong ngành Xây dựng kể từ năm 2015. Sau khi chương trình phối hợp được 2 Bộ ký kết đã tạo ra động lực rất lớn thu hút sự tham gia đông đảo của các viện nghiên cứu, các trường đại học và doanh nghiệp kinh doanh.

 

 

Các kết quả nghiên cứu của khoa học công nghệ mới đã chú trọng đến việc giải quyết những yêu cầu đưa ra của sản xuất, khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên, năng lượng. Bên cạnh đó, ngành còn phát triển nguồn nguyên liệu thay thế cho nguyên liệu nhập ngoại, áp dụng các công nghệ mới tiên tiến, hiện đại vào chế tạo trang thiết bị, dây chuyền thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất.

 

 

2. Rút ngắn tiến độ thi công, nâng cao chất lượng công trình

 

Thời gian gần đây, ngành Xây dựng đẩy mạnh ứng dụng, chuyển giao công nghệ mới ngày càng khiến vấn đề đổi mới công nghệ trở thành mục tiêu quan trọng, sống còn để các doanh nghiệp xây dựng có thể tồn tại, duy trì năng lực cạnh tranh lâu dài, cũng là động lực cho doanh nghiệp xây dựng bứt phá, phát triển thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu của lĩnh vực Xây dựng.

 

 

Các doanh nghiệp xây dựng trong nước đã làm chủ công nghệ mới trong mảng thiết kế, thi công nhà cao tầng, xây dựng công trình giao thông, thủy lợi, công trình công nghiệp quy mô lớn và nhiều công trình đặc biệt khác.

 

Nhiều nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ đã được thực hiện trong hoạt động làm nền móng, trắc địa công trình; các công trình ngầm, độ nghiêng của nhà siêu cao tầng; công nghệ mới trong thi công kết cấu nhịp lớn,... đặc biệt là nghiên cứu về bê tông cốt sợi thép siêu mảnh, sử dụng cho các công trình có kết cấu thành vỏ mỏng,....

 

 

3. Ứng dụng công nghệ mới trong hoạt động sản xuất, kinh doanh xây dựng

 

Các kết quả về cập nhật công nghệ mới trong ngành Xây dựng đã trực tiếp hỗ trợ và thúc đẩy các doanh nghiệp xây dựng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh với hàng ngàn công trình, dự án lớn nhỏ. Tiêu biểu như về năng lượng, đô thị, hạ tầng giao thông và hạ tầng đô thị, nhà ở. Chúng tạo ra những đóng góp quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế – xã hội và đổi mới công nghệ của cả nước. Cụ thể hơn, khi Dự án đường cao tốc TP Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây ứng dụng công nghệ mới xử lý nền đất yếu bằng bơm hút chân không (VCM) đã rút ngắn thời gian thi công từ 33% đến 50% so với thi công giai đoạn trước, đẩy nhanh tiến độ và tiết kiệm tối đa lượng đất đắp vốn đã khan hiếm tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

 

 

Ngoài ra còn có hệ thống điều hành giao thông thông minh (ITS) giúp cho ngành giảm được 50% nhân lực làm việc ở khâu vận hành, giảm 20% nhân lực làm công tác quản lý thu phí đường cao tốc, nâng cao hiệu quả giám sát công trình xây dựng, chống được thất thoát tiêu cực trong công tác thu phí.

 

 

4. Điểm nổi bật khi ứng dụng công nghệ mới vào các vật liệu xây dựng

 

Việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ nhằm thúc đẩy năng suất lao động trong ngành sản xuất vật liệu xây dựng cũng đồng thời tạo ra nhiều sản phẩm vật liệu xây dựng có tính năng cao, thân thiện với môi trường. Lĩnh vực vật liệu xây dựng hiện nay chiếm tỷ trọng lớn về đổi mới công nghệ, cơ bản có khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và một phần để xuất khẩu. Năm 2018, công suất sản xuất vật liệu xây dựng theo công nghệ mới đã đạt khoảng 100 triệu tấn xi măng, 706 triệu m2 gạch men các loại, khoảng 16 triệu sản phẩm vệ sinh,....

 

Lĩnh vực sản xuất xi măng và gốm nước ta chiếm sản lượng lớn thứ tư toàn thế giới. Những dòng sản phẩm vật liệu xây dựng ứng dụng các công nghệ mới tạo dựng được thương hiệu xây dựng chất lượng không chỉ trong nước mà cả và quốc tế. Kính tiết kiệm năng lượng (low-e), gạch bê tông nhẹ ACC đã được đầu tư nghiên cứu phát triển để lắp đặt thành dây chuyền sản xuất bởi Tổng công ty Viglacera. Hay nghiên cứu ứng dụng các thanh polyme cốt sợi thủy tinh chống ăn mòn để dùng cho xây dựng những công trình ven biển,....

 

 

Đổi mới công nghệ trong ngành Xây dựng đã đóng góp nhiều thành công cho sự phát triển nền khoa học công nghệ của Việt Nam nói chung và sự nghiệp phát triển của ngành Xây dựng nói riêng. Các kết quả nghiên cứu khoa học hiện nay của ngành đã chú trọng giải quyết những yêu cầu của sản xuất trên cơ sở sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguồn tài nguyên, năng lượng; Phát triển những nguồn nguyên liệu thay thế cho nguyên liệu nhập ngoại; Không ngừng đổi mới, áp dụng công nghệ mới tiên tiến, hiện đại,... nhằm khẳng định vai trò của công nghệ mới trong từng giai đoạn phát triển của lĩnh vực xây dựng, tiến tới thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

 

Xem thêm:

6 Lưu ý quan trọng khi lựa chọn địa điểm tổ chức sự kiện tại Hà Nội

Văn phòng hạng A là gì? Các tiêu chuẩn vàng của văn phòng hạng A

Lợi ích của doanh nghiệp khi thuê văn phòng trọn gói

Coworking space là gì? Lời khuyên vàng để có mô hình coworking đúng

Địa điểm tổ chức sự kiện trên 100 người tại Hà Nội

 

Tin tức khác

Kết nối với chúng tôi

Thông tin