Nhà tuyển dụng tại sao lại không liên hệ lại sau phỏng vấn?

Phụng Trâm | 01.03.2022

Sau buổi phỏng vấn, bạn chắc hẳn sẽ thấp thỏm và lo âu khi không thấy nhà tuyển dụng hồi âm lại. Nếu như thời gian chờ đợi quá lâu, bạn có thể sẽ cần biết lý do vì sao mà nhà tuyển dụng “bặt vô âm tín” trong bài viết này.

 

 

1. Lý do gì mà nhà tuyển dụng lại không hồi âm sau buổi phỏng vấn?

 

Điều mà mọi ứng viên luôn mong chờ nhất sau buổi phỏng vấn tuyển dụng việc làm trực tiếp đó chính là phản hồi từ nhà tuyển dụng. Tuy vậy, không phải lúc nào họ cũng sẽ  ngay lập tức trả lời mà còn phải phụ thuộc vào nhiều điều kiện, yếu tố khác nhau. Thực tế là có nhiều lý do khiến cho nhiều nhà tuyển dụng sẽ không phải ngay lập tức hồi âm. Cụ thể đó là:

 

1.1. Do quá trình tuyển dụng vị trí đó vẫn chưa kết thúc 

 

Đa phần nguyên nhân chủ yếu làm cho bạn hiện tại vẫn chưa nhận được email phản hồi bởi vì những nhà tuyển dụng của công ty bạn ứng tuyển vẫn chưa kết thúc thời gian tuyển chọn. Bạn hãy để ý về thời gian bạn tham gia quá trình ứng tuyển và hạn cuối cùng của quá trình đó để biết được lúc nào là hạn chót và cân đối. Quá trình tuyển dụng việc làm thực sự cần được bạn cân nhắc kỹ càng nên bạn hãy tiếp tục kiên nhẫn chờ đợi thêm một chút.

 

 

1.2. Vị trí tuyển dụng việc làm đó không còn tồn tại 

 

Một trong những lý do khác khiến cho nhà tuyển dụng không hồi âm lại cho bạn chính là vì công ty họ đã hủy bỏ kế hoạch tuyển dụng vị trí đó. Có thể từ phía lãnh đạo đã thành công bổ nhiệm người khác lên thay thế vào vị trí còn trống. Hoặc cũng có thể là do lãnh đạo ra chính sách cắt giảm nhân sự cho nên công ty cũng vì thế mà lược bỏ một đi số vị trí không quan trọng. Đối với lý do này, nhà tuyển dụng thông thường sẽ có gửi thông báo xin lỗi đến ứng viên. 

 

1.3. Số lượng người tham gia tuyển dụng vị trí đó quá đông 

 

Lượng hồ sơ ứng tuyển ở mỗi một công ty là khác nhau, với những đơn vị lớn và tập đoàn thì hồ sơ ứng tuyển cho mỗi vị trí là tương đối cao. Vì vậy, quá trình tuyển dụng việc làm có thể sẽ kéo dài hàng tháng nhằm phỏng vấn cho đủ toàn bộ các ứng viên. Những nhà tuyển dụng cũng sẽ cần phải có thời gian để đánh giá và xem xét về các ứng viên nên khó mà có thể trả lời bạn ngay lập tức. Sẽ không có gì lạ khi bạn bị trì hoãn phản hồi do phải đối mặt với sự cạnh tranh cùng nhiều ứng viên khác. 

 

1.4. Địa chỉ email và số điện thoại liên hệ của ứng viên không chính xác

 

Yếu tố này là thứ quan trọng để nhà tuyển dụng có thể liên hệ lại với bạn sau khi phỏng vấn, do đó đừng để những chi tiết thiếu cẩn mà trọng đánh mất đi cơ hội. Nhất là khi những nội dung về thông tin liên hệ bị coi nhẹ, dẫn đến những sự nhầm lẫn không đáng có.

 

Hơn nữa, tên email của bạn trong CV cũng cần thể hiện sự chuyên nghiệp bạn có bằng cách sử dụng tên thật. Hạn chế gửi hồ sơ ứng tuyển bằng những email khó hiểu, dùng teencode, biệt danh,...

 

1.5. Bạn không trúng tuyển vào vị trí đó

 

Đây chính là lý do quan trọng nhất mà nhà tuyển dụng không trả lời lại cho bạn sau vòng phỏng vấn. Trường hợp này cũng đã xảy ra khá nhiều. Nếu như bạn đang bỏ lỡ cơ hội làm việc mà mình mong đợi thì cũng đừng buồn mà hãy dành thời gian suy ngẫm lại về lý do mà bạn bị từ chối. Biết đâu đây lại chính là cơ hội giúp cho bạn xem xét và trau dồi thêm những kỹ năng của bản thân nhằm khắc phục điểm yếu.

 

 

2. Nhà tuyển dụng không phản hồi sau phỏng vấn bạn cần làm gì? 

 

Nếu bạn như bạn không được trúng tuyển vào vị trí làm việc mình mong muốn sau buổi phỏng vấn thì bạn hãy xem lại những lý do rằng vì sao mình thể hiện chưa được tốt. Đặc biệt cần chú ý về trình độ và kỹ năng để biết điểm mạnh, điểm yếu và cải thiện. Phương án tích cực nhất đó là nên tự động rà soát các câu hỏi mà nhà tuyển dụng việc làm, chọn lọc ra những phương thức trả lời phù hợp. Một khi tự nhận định được về tỷ lệ trúng tuyển của bạn, bạn sẽ có cơ hội trau dồi thêm những thứ bản thân đang thiếu sót.

 

 

Và bạn cũng đừng quên ghi lại đầy đủ thông tin và những lý do bạn gửi thư cho nhà tuyển dụng tại tiêu đề email. Trong đó, bạn cần ghi đầy đủ các thông tin: họ tên, thời gian phỏng vấn, địa điểm phỏng vấn cũng như vị trí phỏng vấn… để giúp cho phía công ty bạn ứng tuyển tìm hồ sơ một cách dễ dàng nhất. Cuối cùng, hãy để lại lời cảm ơn nhằm bày tỏ thái độ chân thành và lịch sự dành cho vị trí bạn mong muốn được làm việc. 

 

 

Nhà tuyển dụng chắc chắn có nhiều lý do để không hồi âm. Dù đó là do bạn chưa đủ phù hợp để trúng tuyển thì cũng đừng quá thất vọng mà hãy nhân cơ hội đó để rút kinh nghiệm và tiếp tục tiến về phía trước. Chúc bạn sớm thành công với những vị trí tuyển dụng sau này!

Tin tức khác

Kết nối với chúng tôi

Thông tin