Sức sống của doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ công nghệ mới

Phụng Trâm | 02.05.2021

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ngày càng phổ biến, kèm theo đó là những thay đổi mọi mặt về cá nhân, xã hội, các lĩnh vực kinh tế, chính trị lẫn doanh nghiệp kinh doanh toàn thế giới. Vậy các doanh nghiệp Việt Nam sẽ làm sao để có thể thích nghi và tồn tại trong thời đại công nghệ mới hiện nay?

 

 

1. Doanh nghiệp vừa và nhỏ tồn tại thế nào trong thời đại số? 

 

Trong xu thế cạnh tranh, hội nhập và đổi mới công nghệ mạnh mẽ khởi đầu thập kỷ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ vốn có của Việt Nam chính xác đang gặp phải rất nhiều khó khăn khi vấp phải sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường, đặc biệt là trước sự bùng nổ của loạt các doanh nghiệp khởi nghiệp trẻ.

 

 

Những năm vừa qua, bất chấp các khó khăn về kinh tế trong nước lẫn quốc tế, số lượng doanh nghiệp được  thành lập vẫn đang có xu hướng tăng lên nhiều hơn. Có không ít chuyên gia lo ngại rằng, với sức ép của hội nhập kinh tế cùng sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ mới hiện đại, các doanh nghiệp lâu năm vừa và nhỏ nước ta khó có thể theo kịp các ông lớn và thành công hội nhập.

 

Thế nên để có thể tiếp tục phát triển và khẳng định được vị trí của mình trên thị trường mới, các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam buộc phải tích cực nâng cao năng lực cạnh tranh bằng việc đổi mới bộ máy, liên tục cập nhật công nghệ mới, tạo lập nên nhiều giá trị và khẳng định được vị thế của mình trước các ông lớn khác.

 

 

2. Thách thức lớn đối với các doanh nghiệp trong thời đại công nghệ mới

 

Càng tiến gần hơn tới kỷ nguyên số, những tiêu chí đặt ra đối với các doanh nghiệp nước ta và các doanh nghiệp trên thế giới lại càng khắt khe hơn. Chúng ta không chỉ cần cung cấp lượng lớn các sản phẩm, dịch vụ chất lượng phù hợp với nhu cầu của thời đại mà còn phải thay đổi linh hoạt để bắt kịp xu thế. 

 

 

Theo đó, nhiều mô hình kinh doanh độc đáo dựa trên nền tảng công nghệ mới cũng được ra đời, chúng được tận dụng triệt để các công nghệ mới về trí tuệ nhân tạo (AI), về internet vạn vật (IOT), dữ liệu lớn (Big Data) hay chia sẻ dữ liệu (Blockchain),... để thay đổi một loạt cách thức quản trị doanh nghiệp, từng bước tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường, cân bằng thực lực với các đối thủ và chinh phục những đỉnh cao mới.

 

Đối diện với sự thay đổi chóng mặt của cuộc cách mạng công nghệ mới 4.0 thì các doanh nghiệp Việt Nam liệu đang ở đứng ở đâu trên hệ thống doanh nghiệp toàn cầu? Hơn nữa, các lãnh đạo nước ta cũng đã thay đổi tư duy để có thể đón nhận sự thay đổi mới chưa? Làm sao để chúng ta thấu hiểu được cốt lõi của sự vận động phát triển của thế giới? Hay các doanh nghiệp sẽ phải tồn tại thế nào với sự đổ bộ của “làn sóng công nghệ” trên diện rộng? Đó là những câu hỏi đang được đặt ra cho chúng ta trong công cuộc thực hiện đổi mới công nghệ ở mọi lĩnh vực.

 

3. Để không bị tụt lùi, các doanh nghiệp Việt Nam cần làm gì?

 

Nếu như ngành ngân hàng trên thế giới đã bắt đầu ứng dụng công nghệ mới Banking 4.0, ngành Marketing đã bắt đầu đề cập về Marketing 4.0 hay một số nhà nghiên cứu kinh tế đã đưa ra khái niệm Business 4.0 thì không có lý do gì mà các doanh nghiệp Việt Nam chúng ta lại không thể nhanh chóng xây dựng tầm nhìn cùng nhiều chiến lược cập nhật công nghệ mới để tiến vào “cuộc chơi” phát triển của toàn nhân loại mang tên cách mạng 4.0 - nơi ẩn chứa các cơ hội và thách thức đặc biệt.

 

 

3.1. Cần nắm bắt lợi ích và tầm quan trọng của chuyển đổi số trong mô hình kinh doanh 

 

Ông Nguyễn Hùng Sơn – Tổng Giám đốc Công ty FSI chia sẻ: “Nhờ vào công nghệ mới, năng suất và chất lượng công việc sẽ được nâng cao đáng kể, đáp ứng đầy đủ và kịp thời về nhu cầu của khách hàng cũng như tiết kiệm được tối đa chi phí, tạo giá trị thặng dư nhiều, nâng cao tính cạnh tranh và thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh cho các doanh nghiệp ở nước ta.”. Chính vì thế, việc chúng ta mạnh dạn đầu tư vào các công nghệ mới để nhằm mục tiêu chuyển đổi số không phải là sự đầu tư một chiều mà trái lại sẽ đem lại những chuyển biến tích cực trong tương lai gần.

 

3.2. Tổ chức phương thức quản lý mới cho doanh nghiệp

 

Muốn ứng dụng được các tiến bộ khoa học công nghệ mới vào hoạt động doanh nghiệp thì các doanh nghiệp cần phải đề ra chiến lược mới, phương thức quản lý mới phù hợp với bối cảnh để tạo ra những giá trị bằng chất lượng sản phẩm chứ không phải bằng tài chính và gia công để cạnh tranh.

 

 

Một doanh nghiệp số là đơn vị có thể áp dụng linh hoạt các phần mềm và quy trình số trong việc sản xuất sản phẩm, tổ chức điều hành, phối hợp quản lý, quản trị hệ thống hồ sơ, tài liệu, thông tin quan trọng cho cả doanh nghiệp. Khởi đầu tổ chức phương thức quản lý mới thuận lợi sẽ làm tiền đề cho đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp thành công.

 

3.3. Trang bị đầy đủ các dạng thiết bị công nghệ, máy móc phục vụ cho quá trình đổi mới công nghệ

 

Máy móc, thiết bị công nghệ mới là một trong những yếu tố chính tham gia trực tiếp của quá trình sản xuất mới của doanh nghiệp, vì thế việc tiến hành hiện đại hoá máy móc, thiết bị là hết sức quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp Việt. Nhờ cập nhật công nghệ mới tiên tiến mà hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trở nên linh hoạt hơn, không bị phụ thuộc nhiều vào sức người như trước, tiết kiệm được đáng kể thời gian và chi phí vận hành.

 

3.4. Đào tạo nguồn nhân lực đủ khả năng và kiến thức về công nghệ mới

 

Con người là một yếu tố quan trọng nhất trên con đường đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời đại số. Đầu tư vào mục tiêu con người chưa bao giờ là đầu tư không có lợi nhuận. Nếu doanh nghiệp có thể sở hữu được một nguồn nhân lực lao động đủ khả năng và kiến thức về công nghệ mới thì việc sử dụng, vận hành hiệu quả các máy móc, các trang thiết bị công nghệ, thích nghi tốt với những phương thức quản lý và tận dụng triệt để lợi ích của công nghệ mới sẽ đưa doanh nghiệp tiến lên mà không chỉ còn là "tồn tại".

 

 

 

Tóm lại, đổi mới công nghệ, liên tục cập nhật công nghệ mới chính là hướng đi đúng đắn mà các doanh nghiệp Việt Nam buộc phải thực hiện để phát triển và cạnh tranh trong thời đại công nghệ số.

 

Xem thêm:

6 Lưu ý quan trọng khi lựa chọn địa điểm tổ chức sự kiện tại Hà Nội

Văn phòng hạng A là gì? Các tiêu chuẩn vàng của văn phòng hạng A

Lợi ích của doanh nghiệp khi thuê văn phòng trọn gói

Coworking space là gì? Lời khuyên vàng để có mô hình coworking đúng

Địa điểm tổ chức sự kiện trên 100 người tại Hà Nội

 

Tin tức khác

Kết nối với chúng tôi

Thông tin