Thiết kế phòng làm việc truyền cảm hứng cho doanh nghiệp truyền thông

Phụng Trâm | 03.02.2021

Tuy mới chỉ xuất hiện trong khoảng hơn 20 năm trở lại đây tại Việt Nam, nhưng ngành Truyền thông - quảng cáo được đánh giá là có bước phát triển vượt bậc. Sở dĩ ngành nghề này đạt được nhiều thành công đến vậy chính là nhờ vào tinh thần năng động, sáng tạo, liên tục và chuyên nghiệp của đội ngũ làm việc. Vì thế nên với vấn đề thiết kế phòng làm việc cho các doanh nghiệp truyền thông, người thực hiện chắc chắn phải dựa trên những đặc điểm này để thi công văn phòng hợp lý.

 

 

1. Một số điểm đặc trưng của doanh nghiệp về Truyền thông

 

Các công ty Quảng cáo - Truyền thông đa phần hoạt động dưới dạng Agency, cung cấp dịch vụ Marketing cho các doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực khác nhau một cách chuyên nghiệp. Nhiệm vụ của các Agency cũng giống như bộ phận Marketing bên ngoài của một công ty đối tác bởi họ sẽ đảm nhiệm thực hiện toàn bộ chức năng Marketing tùy thuộc vào thỏa thuận của hợp đồng giữa 2 bên. Trong một Agency thường chia ra làm các bộ phận: Bộ phận Account (quản trị khách hàng), bộ phận Sáng tạo, bộ phận Sản xuất và bộ phận Chiến lược gồm các người lãnh đạo phụ trách.

 

1.1. Ngành Truyền thông báo chí

 

Đây là lĩnh vực có tuổi đời lâu nhất của toàn bộ lĩnh vực. Trải qua quá trình cải cách và phát triển,  ngành Báo chí hiện nay phân làm nhiều nhánh nhỏ gồm báo in, báo ảnh, báo điện tử, báo phát thanh,… đòi hỏi những người làm việc phải có lượng kiến thức nền tảng tốt, nhạy bén, năng động, không ngại khó khăn, thử thách nhằm đem đến cho mọi người nhiều góc nhìn về các vấn đề diễn ra hiện nay.

 

1.2. Ngành Truyền thông thực hành

 

Bên trong nhóm ngành truyền thông thực hành có nhiều nhóm nhỏ hơn như sau: Quan hệ công chúng hay Public Relations; Truyền thông doanh nghiệp hay Corporate Communication; Truyền thông phi lợi nhuận hay còn gọi với tên tiếng Anh là Non-profit Communication. Thông qua các chiến lược truyền thông (Strategic Communication), các mảng ngành này tiến hành trao đổi với khách hàng về kế hoạch phát triển cho doanh nghiệp, giúp cho các bên thêm hiểu nhau hơn tiến đến hợp tác.

 

Truyền thông doanh nghiệp xuất hiện khá sớm và phát triển khá mạnh ở nước ta, truyền thông phi lợi nhuận thì vẫn còn rất mới.

 

1.3. Ngành Truyền thông Media (Digital Media)

 

Sự phát triển của ngành Truyền thông nói chung mang đến những cơ hội cho nhóm ngành Media. Đây là nhóm ngành truyền thông phổ biến về việc sử dụng các thiết bị quay/chụp hình ảnh và sản xuất chúng thành những sản phẩm truyền thông. Nếu như hai nhóm ngành kể trên chuyên về nội dung thì Digital Media chính là bộ phận chịu trách nhiệm triển khai thực hiện các nội dung đó. Một số vị trí nổi bật trong ngành này có thể kể đến là Designer và Motion Graphic Designer.

 

1.4. Lĩnh vực Nghiên cứu về Truyền thông (Communication Studies)

 

Khác với các nhóm ngành phía trên, đây là ngành liên quan đến việc tìm tòi, nghiên cứu đặc điểm của toàn bộ ngành Truyền thông nói chung. Những người làm trong lĩnh vực này thường vận dụng khả năng quan sát các mặt khác nhau của cuộc sống đang diễn ra hàng ngày và so sánh, đối chiếu chúng với Truyền thông.

 

 

Họ thường xuyên phải đọc và nắm được một khối lượng nội dung khổng lồ từ sách vở, tài liệu. Phụ thuộc vào đặc điểm của từng ngành nhỏ là Báo chí, Truyền thông về văn hóa, Truyền thông về chiến lược, Truyền thông về phát triển, Truyền thông về sức khỏe, Truyền thông về sự phát triển hành vi, Truyền thông về tâm lý, Truyền thông về nghệ thuật,... nhằm mục đích để tìm kiếm ra những lý thuyết bên bên trong.

 

Cuối cùng họ sẽ dùng kiến thức nền tảng mình có được  để khái quát lại toàn bộ những câu hỏi đồng thời giải đáp lý do thật sự của vấn đề đó có tác động thế nào đến ngành nói chung và từng nhóm ngành Truyền thông nói riêng.

 

 

2. Hướng thiết kế phòng làm việc truyền cảm hứng cho doanh nghiệp về Truyền thông

 

Dựa vào những yếu tố đặc trưng mà mỗi nhóm ngành thuộc ngành Truyền thông thể hiện, chúng ta có thể nắm bắt được xu hướng thiết kế văn phòng hiện đại dành cho họ.

 

Hiện nay đa phần các công ty về Truyền thông đều rất chú trọng trong việc thiết kế và bố trí không gian làm việc đẹp, độc đáo, do đó đã có không ít phong cách thiết kế được áp dụng, đóng góp cho các mẫu thiết kế văn phòng thêm phong phú hơn.

 

Nổi bật trong số cách phong cách văn phòng làm việc hiện đại chính là phong cách "mở". Cụm từ này trở nên phổ biến nhiều trong thời gian vài năm trở lại đây vì chúng đáp ứng được hầu hết yêu cầu của các doanh nghiệp, ngoài ra đem lại cho họ nhiều tiện ích bất ngờ. Văn phòng mở đáng chú ý ở việc loại bỏ tất cả rào cản ngăn cách nơi làm việc đến từ những bức tường chắn, vách ngăn ngột ngạt, bí bách và sẽ hội tụ tất cả các đối tượng trong cùng 1 không gian.

 

Bên trong không gian văn phòng theo hướng mở được trang bị các vật dụng nội thất phòng làm việc tương ứng với thiết kế chung của nơi đó. Người ta cũng thường trang trí cho nơi làm việc rất nhiều cây xanh, tranh ảnh nghệ thuật để tăng cảm hứng, tinh thần của nhân viên. Điều này đặc biệt quan trọng với các doanh nghiệp Truyền thông vì gốc rễ của nghề chủ yếu nằm ở sáng tạo.

 

Cen X Space cũng xin giới thiệu cho bạn một vài kiểu thiết kế không gian văn phòng phù hợp cho các công ty về Truyền thông để bạn tham khảo và áp dụng:

 

 

 

 

Hãy đón đọc nhiều bài viết hay về chủ để thiết kế phòng làm việc cũng như tư vấn phong thủy và luật văn phòng trên website của Cen X Space. Chúng tôi hy vọng sẽ luôn làm bạn hài lòng về chất lượng bài viết.

Tin tức khác

Kết nối với chúng tôi

Thông tin