Phụng Trâm | 04.05.2021
Hiện nay cả ba nhà mạng lớn tại Việt Nam là Viettel, VinaPhone, MobiFone đều đã và đang triển khai mạng 5G trên diện rộng, tại các thành phố lớn trong cả nước như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành khác. Với tốc độ cao hơn gấp 10 lần so với mạng 4G hiện tại, mạng 5G được kỳ vọng sẽ giải quyết các bài toán khó về mạng dữ liệu, mang tới những trải nghiệm tốc độ nhanh hơn cho người dùng, cũng là chìa khóa mở ra cánh cửa để Việt Nam hòa vào dòng chảy công nghệ mới của thế giới.
Bản Dự thảo Chiến lược phát triển Kinh tế - Xã hội 2021 - 2030 thuộc Dự thảo Văn kiện Đại hội XIII đã chỉ rõ: Phát triển nhanh và bền vững chủ yếu cần dựa vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Chúng ta phải đổi mới tư duy, hành động, chủ động nắm bắt kịp thời đồng thời tận dụng hiệu quả cơ hội của cách mạng công nghiệp lần thứ Tư gắn liền với quá trình nước ta hội nhập quốc tế để từ đó tái cơ cấu nền kinh tế, phát triển một nền kinh tế số, xã hội số cập nhật công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Mạnh Hùng cũng cho biết những thông tin trong bản Tham luận tại Đại hội XIII của Đảng đặt ra các mục tiêu: Việt Nam sẽ thuộc vào nhóm 50 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử; Nền Kinh tế số đóng góp 30% vào tăng trưởng GDP; năng suất lao động hằng năm tăng lên tối thiểu 8%; người dân tất cả đều có cơ hội tiếp cận, trải nghiệm các công nghệ mới thiết yếu về dịch vụ thiết yếu và không một ai bị bỏ lại phía sau. Để có thể thành công đạt được những mục tiêu đó, chúng ta cần có sự quyết tâm và đột phá bằng cách làm mới, đổi mới công nghệ để phù hợp với bối cảnh và thực tiễn, phát huy tối đa nội lực của Việt Nam.
Bộ trưởng cũng khẳng định, hạ tầng số cũng đóng vai trò quyết định trong vấn đề phát triển nền kinh tế số, xã hội số. Để đáp ứng nhu cầu phát triển đổi mới công nghệ, hạ tầng viễn thông sẽ có bước chuyển dịch thành hạ tầng số, gồm: hạ tầng viễn thông và điện toán đám mây. Việt Nam theo đó đặt ra mục tiêu làm chủ công nghệ mới di động 5G, làm chủ hạ tầng điện đám mây (cloud) trên nền tảng “Made in Viet Nam”. Bên cạnh đó, việc làm chủ hạ tầng số và dữ liệu của người Việt là nhiệm vụ cần được ưu tiên hàng đầu.
Trong giai đoạn tới, ngành Thông tin & Truyền thông định hướng chuyển đổi từ gia công lắp ráp thành phát triển sản phẩm cập nhật công nghệ mới. Các doanh nghiệp Việt Nam giờ đây thay vì thực hiện gia công, lắp ráp thì sẽ tập trung vào sản xuất ra các sản phẩm công nghệ mới.
Hiện nay, Việt Nam được đánh giá là là một thị trường tiềm năng của gần 100 triệu dân, có khả năng tiếp cận nhanh với thị trường Đông Nam Á (ASEAN) gần 600 triệu dân, tiếp cận thị trường trong Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) với hơn 2 tỷ dân và nhiều thị trường quan trọng khác trên thế giới.
Nếu có hướng đi đúng đắn, công nghệ “Make in Viet Nam” sẽ có thể vươn ra thế giới, trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn đóng góp lớn vào GDP nước nhà. Quá trình chuyển đổi số và “Made in Viet Nam” sẽ là con đường phát triển bền vững nhất nhằm nâng tầm và đưa sản phẩm công nghệ mới của nước ta tiếp cận với các thị trường lớn ngoài nước một khi chúng ta làm chủ về công nghệ, sáng tạo công nghệ mới, dựa trên nền tảng công nghệ mở, đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt của quốc tế.
Có thể thấy, dựa vào công nghệ mới để phát triển nền kinh tế số là một trong những bước đột phá quan trọng giúp Việt Nam đi lên trong tình hình mới, góp phần giảm bớt khoảng cách tụt hậu về kinh tế so với các nền kinh tế thế giới. Đổi mới trong tư duy lý luận về kinh tế ở giai đoạn hiện nay chính là để tập trung vào phát triển mạnh mẽ nền kinh tế số, đưa nền kinh tế nước nhà thay đổi về chất và có bước nhảy vọt trong tiến trình đổi mới công nghệ, phát triển mới.
Tại Diễn đàn quốc gia về vấn đề phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam năm 2020, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, năm 2020 Việt Nam đã trở thành nước thứ 5 trên thế giới làm về chủ công nghệ mới 5G, sản xuất được ra thiết bị hạ tầng 5G và điện thoại 5G. Đây chính là kết quả của quá trình lao động sáng tạo và đổi mới công nghệ. Nhờ những quyết tâm bền bỉ dẫn dắt chúng ta đến những cách tiếp cận công nghệ mới để đột phá.
Viettel vinh dự trở thành nhà mạng đầu tiên trên thị trường nước ta giúp Việt Nam bắt kịp những quốc gia đi đầu về công nghệ mới 5G trên thế giới như Mỹ, Australia, Nhật Bản và Hàn Quốc. Việt Nam ta vì có những bài học kinh nghiệm từ các nhà mạng đã triển khai trước đó là 3G, 4G để rút ra hướng đi mới. Đặc biệt với công nghệ mới 5G, chúng ta là người đi đầu nên bắt buộc phải tìm ra thêm nhiều hướng đi cho mình.
Hiện nay, Chính phủ Việt Nam cũng đang đẩy mạnh xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia mới cho các thiết bị thông tin di động mặt đất, trong đó, yêu cầu tất cả các thiết bị đầu cuối dữ liệu di động được sản xuất và mua bán tại Việt Nam phải có hỗ trợ về công nghệ 4G và 5G. Điều này cũng có nghĩa, điện thoại hỗ trợ mạng 2G, 3G có thể sẽ không còn được sản xuất nữa hoặc phải nhập khẩu như một nỗ lực để dần loại bỏ công nghệ cũ.
Có thể thấy việc làm chủ các thiết bị cập nhật công nghệ mới 5G như các ông lớn Viettel, Vingroup,... có ý nghĩa rất lớn đối với quốc gia. Hạ tầng viễn thông nước nhà đang có nhiều sự chuyển dịch quan trọng. Quá trình triển khai công nghệ mới 5G tại Việt Nam đang được diễn ra thuận lợi khi các doanh nghiệp điện tử viễn thông Việt Nam hiện nay đã chủ động sản xuất nhiều thiết bị thông tin trong khi trước đây chúng ta phải mua và phụ thuộc vào các nhà sản xuất thiết bị nước ngoài về tần số. Đây chính một bước tiến quan trọng trong công cuộc phát triển Kinh tế - Xã hội, khẳng định chúng ta không hề thụt lùi so với tiến trình đổi mới công nghệ của thế giới.
Xem thêm:
6 Lưu ý quan trọng khi lựa chọn địa điểm tổ chức sự kiện tại Hà Nội
Văn phòng hạng A là gì? Các tiêu chuẩn vàng của văn phòng hạng A
Lợi ích của doanh nghiệp khi thuê văn phòng trọn gói
Coworking space là gì? Lời khuyên vàng để có mô hình coworking đúng
Địa điểm tổ chức sự kiện trên 100 người tại Hà Nội