Thiết kế không gian làm việc đẹp theo phong cách tối giản kiểu Nhật

Phụng Trâm | 14.09.2020

Thế kỷ 21 là thời đại đánh dấu sự bùng nổ của nhiều phong cách, trào lưu sáng tạo nghệ thuật đặc sắc, thì trong giới thiết kế, vẫn còn đông đảo những kiến trúc sư “quay trở lại” lựa chọn phong cách tối giản làm kim chỉ nam cho những thiết kế của mình. Lấy cảm hứng từ phong cách sống của người Nhật Bản và quan niệm hạnh phúc bắt đầu từ những gì giản đơn nhất, triết lý sâu sắc ấy ngày nay còn góp phần tạo nên những mẫu thiết kế không gian làm việc đẹp mắt, tạo được nhiều ấn tượng cho người sử dụng. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Cen X Space tìm hiểu một số đặc trưng cho phong cách tối giản mà bạn có thể áp dụng trong văn phòng làm việc hiệu quả.

 

1. Phong cách thiết kế tối giản của người Nhật là gì?

Trên thực tế, phong cách tối giản (tiếng Anh: minimalism style) đã xuất hiện ở nhiều quốc gia trên thế giới từ lâu. Ở phương Tây, cụm từ này được sử dụng từ phong trào nghệ thuật sau Thế chiến II và phát triển mạnh mẽ ở những năm 1960, 1970 của thế kỷ XX. Kể từ đó, “minimalism” được mở rộng ra nhiều lĩnh vực, từ thời trang, âm nhạc tới thiết kế, kiến trúc,... Còn ở phương Đông, Nhật Bản là quốc gia đem cụm từ này trở thành đặc trưng cho không chỉ nghệ thuật mà còn là linh hồn mỗi con người xứ Phù Tang.

 

Là quốc đảo nằm giữa biển, thường xuyên phải hứng chịu nhiều thiên tai như động đất, sóng thần thảm khốc, sau những thảm họa ấy, người Nhật nhận thấy rằng việc giảm thiểu những đồ đạc cần sử dụng sẽ đồng thời giảm thiểu thiệt hại không đáng có. Do đó sẽ không lấy làm ngạc nhiên khi một văn phòng theo phong cách này chỉ sử dụng những nội thất cần thiết để tối ưu hóa không gian. Người Nhật gọi xu hướng sống tối giản là Danshari, trong đó, “Dan” có nghĩa là từ chối, “Sha” là sự vứt bỏ và “Ri” mang nghĩa tránh xa. Danshari nhấn mạnh vào sự từ chối những món đồ không cần thiết sau đó loại bỏ và tránh xa các đồ dùng ít tính cấp thiết để hướng tới cuộc sống nhẹ nhàng, tự do.

 

Người Nhật gọi xu hướng sống tối giản là Danshari (Ảnh: Pinterest)

 

Ngày nay, khi thế giới trở nên “phẳng” khiến cho những luồng thông tin chúng ta tiếp cận hàng ngày vô số kể, vô hình trung tạo nên áp lực nặng nề cho công việc. Càng cảm thấy mệt mỏi bao nhiêu, con người càng muốn tìm tới những chốn bình yên, nhẹ nhõm bấy nhiêu. Hiểu được điều này, các kiến trúc sư tài ba đã khéo léo tạo nên những không gian làm việc đẹp lý tưởng chỉ với việc áp dụng các quy tắc tối giản.

 

Việc cân bằng giữa ngoại cảnh và tâm hồn không phải điều khó thực hiện nếu bạn biết cách vận dụng những triết lý tối giản để thực hiện chúng. Một văn phòng làm việc mang phong cách tối giản sẽ đem đến cho nhân viên sự thoải mái, nhẹ nhõm, không bị gò bó bởi 4 bức tường thông thường.

 

2. Phong cách tối giản trong thiết kế văn phòng làm việc

 

Sau nhiều năm tồn tại, giao thoa văn hóa, phong cách tối giản đã phát triển với nhiều cách kết hợp, bổ sung và biến thể, tuy nhiên vẫn giữ được tinh thần ban đầu và được các kiến trúc sư tiếp thu rồi đúc kết thành 4 nguyên tắc chính khi thiết kế văn phòng. Đó là:

 

2.1. ÍT HƠN CÓ NGHĨA LÀ ĐƯỢC NHIỀU HƠN

 

Phong cách thiết kế tối giản quan trọng ở việc giảm thiểu tối đa trang trí rườm rà trong không gian. Điều này có lẽ trái ngược với nguyên tắc trang trí nội thất truyền thống là phải làm không gian bên trong phong phú. Tối giản là loại bỏ các vật dụng không cần thiết để giữ lại một không gian thoáng đãng, chú trọng yếu tố tường, sàn và ánh sáng. Đường nét chính của căn phòng cũng đơn giản với nhiều đường thẳng, mặt phẳng.

 

2.2. SỰ HẠN CHẾ

 

Nguyên tắc chủ đạo của phong cách tối giản gói gọn trong từ “hạn chế”. Cụ thể, hạn chế thể hiện trong mọi mặt khi thi công một văn phòng làm việc: Hạn chế trang trí, bố trí đồ đạc và chỉ giữ lại những đồ vật thật sự đáp ứng được yêu cầu công việc và thẩm mỹ.

 

Tiếp đó, hạn chế ở việc sử dụng màu sắc sơn tường, đồ nội thất. Thông thường, một không gian làm việc đẹp theo phong cách tối giản sẽ được quy định không quá ba màu: một màu chủ đạo, một màu nền và một màu tạo điểm nhấn. Màu sắc của tường cũng chỉ nên là màu trung tính nhằm làm nổi bật những vật dụng bên trong. Màu sắc chủ yếu được thấy nhiều nhất là màu trắng, trắng ngà giúp tăng giá trị đồ vật xung quanh và tạo hiệu quả thị giác về một không gian rộng rãi.

 

2.3. DÙNG ÁNH SÁNG TRANG TRÍ NỘI THẤT

 

Việc sử dụng ánh sáng, đặc biệt là ánh sáng tự nhiên được đề cao trong thiết kế không gian văn phòng theo phong cách tối giản nhằm nhấn mạnh những khu vực quan trọng và tôn lên hình khối của các vật dụng.

 

Nguồn sáng tự nhiên được  sử dụng lấy từ ánh sáng mặt trời lọc qua hệ thống rèm cửa, bình phong chắn, hay xuyên qua các tán cây xanh bên ngoài một cách có chủ đích để khi ánh sáng đến văn phòng sẽ đạt hiệu quả chiếu sáng cùng thẩm mỹ.

 

Nguồn sáng nhân tạo được chọn lọc cẩn thận trong khâu chọn loại đèn thắp sáng và vị trí lắp đặt để nhấn mạnh hình dạng, cấu trúc nội thất.

 

2.4. PHÙ HỢP PHONG CÁCH SỐNG

 

Không gian văn phòng làm việc thường được sắp xếp và bố trí đồ vật gọn gàng, đáp ứng được công năng sử dụng hiệu quả nhất có thể. Cũng trùng khớp với mục tiêu mà phong cách thiết kế tối giản hướng tới.

 

Việc bố trí một không gian văn phòng gọn gàng, nhiều ánh sáng tự nhiên có thể sẽ làm tăng sự hứng khởi và cổ vũ tinh thần làm việc của nhân viên.

 

Ngoài ra, cũng nên hạn chế các chất liệu ốp lát trong văn phòng để tạo nên không gian thanh lịch mà vẫn không kém phần sang trọng, gây ấn tượng với khách hàng của công ty.

 

Minimalism còn biểu hiện phong cách sống của chủ nhân hay người thiết kế. Những người ưu tiên lựa chọn phong cách thiết kế này cho văn phòng công ty mình đa phần là người giản dị, ưa tự do nhưng quyết đoán, thẳng thắn, không ngại đương đầu với thử thách. Nếu như trước đó, người châu Âu đam mê các chi tiết cầu kỳ, phức tạp thì giờ họ cũng dần đi tìm cái đẹp trong sự đơn giản, tinh tế.

 

Bạn cũng có thể chiêm ngưỡng các mẫu thiết kế văn phòng đẹp theo phong cách tối giản dưới đây:

 

 

 

Phong cách tối giản có thể áp dụng cho nhiều loại văn phòng (Ảnh: Pinterest)

 

Với nhịp sống hối hả hôm nay, áp lực công việc ngày càng lớn thì việc tìm kiếm một không gian thoáng đãng trở thành điều mà mọi người mong muốn mãnh liệt. Vậy tại sao chúng ta không tạo ra một không gian làm việc đẹp theo phong cách tối giản ấy ngay trước mắt mình?

 

Xem thêm:

6 Lưu ý quan trọng khi lựa chọn địa điểm tổ chức sự kiện tại Hà Nội

Văn phòng hạng A là gì? Các tiêu chuẩn vàng của văn phòng hạng A

Lợi ích của doanh nghiệp khi thuê văn phòng trọn gói

 

Coworking space là gì? Lời khuyên vàng để có mô hình coworking đúng

Tin tức khác

Kết nối với chúng tôi

Thông tin